Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái (Hàm Châu)

Thẻ trong văn bản đọc

Câu 1: Phần mở đầu nêu lên vấn đề gì?

- Nêu nhận định về Tạ Quang Bửu → Định hướng người đọc: văn bản sẽ chứng minh nhận định đó.

Câu 2: Chú ý các lĩnh vực mà Giáo sư Tạ Quang Bửu hiểu biết.

- Những lĩnh vực Giáo sư Tạ Quang Bửu hiểu biết chủ yếu về nghệ thuật, thể thao, ngoại ngữ.

  • Nghệ thuật: kiến trúc, hội họa, âm nhạc;
  • Thể thao: chạy nhanh, nhảy cao, bơi lội, bóng bàn, đấm bốc.
  • Ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Hán, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan

Câu 3: Tại sao ông Tạ Quang Bửu lại tìm học chữ Hán?

- Vì ông muốn hiểu sâu sắc văn hóa Việt Nam và phương Đông.

Câu 4: Điều gì khiến Giáo sư Lê Văn Thiêm kinh ngạc?

- Giáo sư Tạ Quang Bửu tuy chìm ngập trong công việc nhưng vẫn dành thì giờ đọc các sách, báo toán nổi tiếng qua tiếng Đức, tiếng Anh tiếng Pháp.

Câu 5: Việc dẫn ra ý kiến của Chom-xki có ý nghĩa gì?

- Chom-xki là một nhà ngôn ngữ - toán học nổi tiếng, được xem là nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX.

→ Tạ Quang Bửu được sự đánh giá tích cực, khen ngợi, trân trọng của nhà bác học

→ Tăng sức thuyết phục, độ tin cậy cao; cho thấy rõ ràng, chân thực tài năng không thể phủ nhận của giáo sư Tạ Quang Bửu.

Câu 6: Chú ý các bằng chứng về năng lực ngoại ngữ của Giáo sư Tạ Quang Bửu.

- Ông đọc tiếng Nga và dịch ngay ra tiếng Pháp tài liệu hướng dẫn bộ đội sử dụng máy ngắm bắn máy bay.

- Ông đọc thẳng bản nghiên cứu mới của nhà toán học Mi-ku-xin-xki tiếng Ba Lan, sau đó thuyết trình cho các thầy giáo dạy toán ở các trường đại học Hà Nội.

- Ông đã giúp Bác Hồ soạn thảo những bức công hàm gửi Stalin, Truman, Attlee,... và tiếp các nhà ngoại giao Mỹ, Anh trong những ngày đầu Cách mạng tháng Tám.

Câu 7: Nội dung chính của phần 2 là gì?

- Những giá trị Giáo sư Tạ Quang Bửu để lại cho đời.

Câu 8: Đoạn thơ dẫn ra trong phần cuối có tác dụng gì?

- Thể hiện sự trân trọng, kính yêu của người viết đối với vị giáo sư - người thầy tài hoa, vĩ đại.

- Khẳng định sự “bất tử” của Giáo sư Tạ Quang Bửu.

- Giúp văn bản thông tin trở nên mềm mại, giàu chất thơ, sinh động, hấp dẫn hơn.

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Xác định đề tài, bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái.

- Đề tài: Ngợi ca tài năng và những giá trị vĩnh cửu của Giáo sư Tạ Quang Bửu.

- Bố cục:

  • Phần 1: Những nét đẹp về tài năng của Giáo sư Tạ Quang Bửu.
  • Phần 2: Những giá trị trường tồn Giáo sư Tạ Quang Bửu để lại cho đời.

Câu 2: Thống kê và tìm hiểu thông tin về các nhà khoa học có liên quan đến Tạ Quang Bửu được tác giả Hàm Châu dẫn ra trong bài viết. Các nhân vật ấy có đặc điểm chung nào?

- Nô-am Chom-xki - nhà Ngôn ngữ - Toán học, được tạp chí Mỹ Newsweek vinh danh là "một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XX".

- Người từng công tác cùng đơn vị với Tạ Quang Bửu - ông Nguyễn Xuân Huy.

- Nhà toán học người Nga - Mi-ku-xin-xki.

- Nhà hoạt động chính trị gia Nguyễn Xiển, ông còn là người thầy dạy Toán kì cựu.

- Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam - Giáo sư Lê Văn Thiêm. Ông còn là một trong số các nhà khoa học tiêu biết nhất của Việt Nam thế kỷ XX.

- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Phan Đình Diệu.

→ Các nhân vật được tác giả Hàm Châu đề cập đến đều có đặc điểm chung là người nổi tiếng, có học thức, tài cao hiểu rộng, tầm nhìn xa trông rộng và họ đều đã tiếp xúc, làm việc, nhận thấy tài năng, trân trọng con người giáo sư Tạ Quang Bửu.

Câu 3: Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề gì? Tác giả đã triển khai bài viết bằng cách nào? Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật trong bài viết có tác dụng gì?

- Vấn đề: Giáo sư Tạ Quang Bửu là một người tài giỏi, thông thái.

- Tác giả triển khai bài viết bằng cách liệt kê những câu chuyện có liên quan đến Tạ Quang Bửu. Đó là những hồi tưởng, những câu chuyện và đánh giá của người khác về ông làm căn cứ chứng minh vấn đề.

- Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều về vấn đề được đề cập. Nhằm tăng tính khách quan, thuyết phục người đọc tin vào vấn đề mà tác giả đề cập đến.

Câu 4: Phân tích và làm sáng tỏ thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản qua một số câu văn cụ thể.

- “nhà thông thái của chúng ta…”: tác giả gọi Tạ Quang Bửu là nhà thông thái thể hiện sự kính trọng của ông với bậc hiền tài.

- “Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc”: Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh bằng từ “ngừng làm việc” thay cho từ “đổ bệnh”.

⇒ Tác giả bày tỏ lòng tôn kính, trân trọng với Giáo sư Tạ Quang Bửu bởi tài năng, phẩm cách và những giá trị tốt đẹp, những thành tựu mà ông tạo ra. Đồng thời Hàm Châu cũng thể hiện niềm tiếc thương vô bờ bến với sự ra đi của Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Câu 5: Văn bản Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một số ví dụ về phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam mà em biết trong cuộc sống hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thông tin và nhận thức:

  • Những tài năng và thành tựu của Giáo sư Tạ Quang Bửu.
  • Một số nhân vật, sự kiện liên quan đến cuộc đời Giáo sư Tạ Quang Bửu.
  • Tinh thần ham học, nỗ lực, cầu tiến; sự cống hiến.

- Ví dụ về phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam: Á hậu 1 hoa hậu Việt Nam 2018 Bùi Phương Nga - cô gái xinh đẹp, tài năng. Bước chân ra từ một cuộc thi sắc đẹp, Phương Nga không chỉ là đại diện tiêu biểu về những nét đẹp ngoại hình mà cô luôn trau dồi tri thức, đạo đức. Cô chia sẻ: nhan sắc sẽ phai tàn theo tháng năm, chỉ có vẻ đẹp tri thức luôn luôn ngời sáng, vì vậy mà luôn theo đuổi con đường học vấn, không ngừng làm giàu đẹp vốn sống, vốn tri thức của mình. Phương Nga là một trong những đại diện tiêu biểu cho phái nữ Việt Nam thời đại mới.

Câu 6: Dựa vào thông tin từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu.

Gợi ý triển khai

- Giáo sư Tạ Quang Bửu sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910 trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành (nay là xã Khánh Sơn), huyện Nam Đàn, tỉnh nghệ An.

- Tuy hoạt động trong nhiều lĩnh vực, cương vị, chức vụ công tác khác nhau, ở bất cứ đâu hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Giáo sư cũng đem hết trí tuệ và tâm lực của mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cuộc đời hoạt động và cống hiến của ông là một tấm gương sáng về nghị lực, nhân cách, sự cống hiến hết mình trong học tập, công tác và nghiên cứu khoa học đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng nền giáo dục đại học của đất nước.

- Là nhà khoa học lớn, ông để lại nhiều công trình, tác phẩm có giá trị, như Thống kê thường thức, Vật lý cương yếu, Nguyên tử – hạt nhân – vũ trụ tuyến, Sống, Đại số các toán tử, Các mức điều chỉnh trong lý thuyết hệ thống, Viết thêm về các mức điều chỉnh trong lý thuyết hệ thống, Hạt cơ bản…

- Do bị rối loạn tuần hoàn não, Giáo sư Tạ Quang Bửu từ trần tại Hà Nội ngày 21-6-1986. Cả nước đau buồn, tiếc thương trước mất mát lớn. Một đảng viên, một chiến sĩ cộng sản ưu tú. Một nhà trí thức cách mạng uyên bác. Một nhà khoa học và giáo dục xuất sắc đầy trí tuệ. Một tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học và lao động vì Tổ quốc, một lối sống giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính, dĩ công vi thượng.

  • 30 lượt xem
Sắp xếp theo