Đọc kết nối chủ điểm: Chí khí anh hùng (Nguyễn Công Trứ)

Câu 1: Giải thích quan niệm về chí anh hùng của chủ thể trữ tình trong bài thơ.

Theo bạn, cách thể hiện quan niệm ấy trong tám dòng thơ đầu, bốn dòng thơ tiếp theo và ba dòng thơ cuối có gì khác nhau?

- Quan niệm về chí anh hùng: Người có chí anh hùng là người có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức phò vua, giúp nước, giúp đời. Ngoài ra, còn phải đem tài năng của mình thi thố với thiên hạ, làm nên công danh sự nghiệp, để lại tấm lòng son trong sử sách.

Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện cảm hứng ấy?

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Đề cao lí tưởng và chí khí anh hùng của đấng nam nhi: hết lòng giúp nước, giúp đời, để lại sự nghiệp lẫy lừng và tấm lòng son lưu vào sử sách.

- Tác dụng của các yếu tố từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố vần, nhịp, âm điệu:

  • Hình ảnh kì vĩ, lớn lao, góp phần thể hiện lí tưởng khát vọng anh hùng.
  • Từ ngữ, câu thơ cổ kính, trang trọng cho thấy quan niệm anh hùng của chủ thể trữ tình là sự phát huy truyền thống, đã trở thành lẽ sống, cảm hứng chung của bao thế hệ;
  • Nhịp thơ khỏe khoắn; câu thơ co duỗi phóng túng, nhịp nhàng cùng với cách ngắt nhịp linh hoạt, cách gieo vần luân phiên theo từng cặp rất đặc biệt của thể hát nói giúp làm nên âm điệu hào hùng của một bài ca biểu dương lẽ sống cao đẹp.

Câu 3: Không phải ai cũng có thể trở thành “anh hùng” nhưng đã là con người, ai cũng có thể và cần nuôi dưỡng “chí anh hùng”. Bạn nghĩ thế nào về quan niệm trên?

- Quan niệm trên đúng đắn, có ý nghĩa trong mọi thời đại.

- Chí anh hùng được biểu hiện từ những suy nghĩ, hành động giản dị nhưng giàu ý nghĩa, ví dụ như mong muốn được học tập tốt để cống hiến công sức dù nhỏ bé của bản thân cho xã hội. Có chí lớn, có khát vọng con người sẽ có động lực để cố gắng, nỗ lực vươn lên.

  • 2 lượt xem
Sắp xếp theo