Đọc mở rộng theo thể loại: Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai (Vũ Hoài Đức)
Câu 1: Vẽ sơ đồ bố cục của văn bản và tóm tắt nội dung từng phần
- Phần 1 (Sa-pô): Tóm tắt nội dung chính của văn bản.
- Phần 2 (“Có lẽ… nuối tiếc”): Trình bày giá trị lịch sử, khoa học của hệ thống tàu điện Hà Nội được vận hành từ thời Pháp thuộc.
- Phần 3 (“Ở các nước trên thế giới… mang tính bền vững”): Nêu lí do vì sao nên khôi phục lại hệ thống tàu điện.
- Phần 4 (Còn lại): Thể hiện mong muốn có một hệ thống tàu điện vừa hiện đại vừa truyền thống, kết nối các địa điểm trong thành phố.
Câu 2: Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản sau và chỉ ra hiệu quả của cách trình bày ấy.
“Có lẽ chưa có một nghiên cứu nào tìm cách lí giải thấu đáo và khoa học cho câu hỏi… Tiếng “leng keng tàu sớm khuya” vọng về từ quá khứ đã là một thanh âm mang sắc thái riêng của đất Tràng An”.
- Trình bày bằng cách nêu ý chính (hình ảnh những đoàn tàu điện vẫn nằm trong kí ức của người Hà Nội, làm nên nét đẹp riêng của Hà Nội); sau đó, nêu nội dung chi tiết.
- Tác dụng: lần lượt giúp người đọc hiểu rõ ý chính bằng các thông tin chi tiết.
Câu 3: Phân tích các chi tiết đã được tác giả trình bày trong văn bản để làm rõ nhận định:
“Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện”.
- Các chi tiết được sử dụng để làm rõ nhận định:
Hệ thống tàu điện Hà Nội là chứng nhân cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kiểu thành thị phương Đông sang hình thái đô thị hiện đại kiểu phương Tây;
Giá trị của mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm, là những huyết mạch giao thông cơ bản của thành phố.
Bài học kinh nghiệm trong việc phát triển giao thông công cộng.
Hình ảnh những đoàn tàu điện vẫn nằm trong kí ức của người Hà Nội, làm nên nét đẹp riêng của Hà Nội.
Câu 4: Tác dụng của sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản là gì?
- Giúp cho thông tin trong văn bản có tính trực quan, dễ hiểu, hấp dẫn.
Câu 5: Bạn có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của tác giả trong mối tương quan với nội dung của văn bản?
- Nhan đề có mối tương quan chặt chẽ với nội dung văn bản. Văn bản trình bày ba nội dung tương ứng với nhan đề:
Hình ảnh tàu điện trong quá khứ (kí ức)
Hiện tại - thời điểm người viết bài - hệ thống tàu điện đã bị gỡ bỏ (hiện tại)
Đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện hiện đại nhưng vẫn mang hình bóng của tàu điện lịch sử (tương lai)
Câu 6: Xác định thái độ và quan điểm của người viết.
- Thái độ: hoài niệm về hệ thống tàu điện của Hà Nội trước kia gắn với những giá trị lịch sử, văn hóa.
- Quan điểm: nên khôi phục và xây dựng hệ thống tàu điện vừa hiện đại, vừa thể hiện những giá trị của lịch sử.
Câu 7: Bạn có đồng tình với ý kiến của người viết về việc “khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội” hay không? Vì sao?
Đồng tình, vì tàu điện có nhiều ưu điểm, vừa là phương tiện giao thông công cộng quan trọng vừa là một nét đặc trưng của giao thông đô thị; ngoài ra có thể căn cứ vào thực tế khi tàu điện Cát Linh đi vào sử dụng - đặc biệt trong thời điểm giá xăng dầu bất ổn.