Sống hay không sống - đó là vấn đề (Sếch-xpia)

Câu 1: Dựa vào nội dung tóm tắt cốt truyện ở phần đầu văn bản, hãy lí giải tình thế của Hăm-lét và mục đích giả điên của chàng.

- Tình thế: Hăm-lét rời nơi du học ở Đức về Đan Mạch chịu tang vua cha, Clô-đi-út chính thống hóa địa vị của hắn qua các nghi lễ tang ma, nghi lễ đăng quang cũng như hôn lễ được tổ chức trọng thể. Phần đông quan lại trong triều ủng hộ tên vua mới, hầu hết những người từng là bạn Hăm-lét đều bị mua chuộc, lợi dụng làm kẻ theo dõi chàng; Ô-phê-li-a, người yêu Hăm-lét, bị cha nàng - quan cận thần Pô-lô-li-út bắt trả lại Hăm-lét những bức thư tình của chàng và cả hoàng hậu - mẹ của Hăm-lét cũng có thể can dự, thậm chí tham gia vào những mưu đồ tội lỗi.

→ Hăm-lét gần như thân cô thế cô trong cuộc chiến vì công lí.

- Mục đích giả điên: để ngầm tìm cách khám phá sự thật. Việc giả điên để che giấu tâm sự, kế hoạch thật sự của chàng trước tất cả những ai cố tình dò xét chàng. Bởi nếu những kẻ thù trực tiếp tin rằng Hăm-lét bị nỗi khổ đau và thất tình làm cho điên dại, bị tàn phế về tinh thần, chúng sẽ bớt lo sợ, đề phòng, hãm hại chàng và cũng có thể hớ hênh hơn để lộ bản chất che giấu của chúng.

Câu 2: Xác định xung đột trong văn bản và cho biết những giằng xé nội tâm của Hăm-lét (liên quan đến việc lựa chọn giữa sống và chết, giữa những thái độ sống và nhân cách đối lập,...) có tác dụng như thế nào trong việc khơi sâu và phát triển xung đột trong các lớp kịch.

- Xung đột: xung đột giữa hoàng tử Hăm-lét - người đang giả điên để âm thầm điều tra về cái chết bí ẩn của vua cha, đòi lại sự công bằng cho ông cũng như sự công bằng trong xã hội với vua Clô-đi-út - kẻ đang dùng quyền uy và mọi cách để dò xét, trừ khử với Hăm-lét nhằm che giấu tội ác, bảo vệ ngai vàng, quyền uy do chiếm đoạt mà có của mình.

→ Xung đột giữa cái cao cả và thấp kém.

- Tác dụng của việc thể hiện những giằng xé nội tâm của Hăm-lét: là phần quan trọng, không thể thiếu của xung đột kịch, Những giằng xé nội tâm cho thấy Hăm-lét đang khủng hoảng về tinh thần hay băn khoăn, do dự; đồng thời cho thấy chàng đang cố gắng vượt qua chính mình.

Câu 3: Phân tích đoạn độc thoại nội tâm và những lời đối thoại của Hăm-lét với Ô-phê-li-a để làm rõ:

a. Nguyên nhân làm nảy sinh mối xung đột giữa Hăm-lét với các nhân vật khác và với xã hội Đan Mạch thời bấy giờ.

  • Dám kháng cự mới là sống cao quý >< Cúi đầu cam chịu số phận.
  • Dám dùng cái chết để kháng cụ khi cần >< Vì sợ hãi cái chết mà kéo dài cuộc sống đớn hèn, khổ đau.
  • Quyết tâm hành động một cách sáng suốt >< Do dự, không dám hành động, hèn mạt, yếu đuối.

→ Xung đột giữa những thái độ sống và nhân cách sống đối lập.

b. Thái độ, tình cảm của Hăm-lét trong những lời thoại với Ô-phê-li-a về người nữ.

- Lời nói của Hăm – lét chứa đựng sự ghét bỏ, thờ ơ và thi thoảng có phần cay nghiệt khiến nàng phần nào bị tổn thương sâu sắc.

Câu 4: Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê một số biểu hiện “hành động bên trong”, “hành động bên ngoài” của nhân vật vua Clô-đi-út và Hăm-lét:

Nhân vật Hành động bên ngoài

Hành động bên trong

Vua Clô-đi-út
  • Nhiều lời nói và hành vi tỏ rõ sự yêu mến, quan tâm chăm sóc Hăm-lét (gọi là “con”/”cháu”,...)
  • Lo lắng, nghi ngờ về việc Hăm-lét tìm ra sự thật và trả thù, tìm cách che giấu tâm địa, ngăn ngừa Hăm-lét.
  • Gọi là “y”, cho người ngấm ngầm theo dõi; dự tính cho người áp giải Hăm-lét sang Anh và mượn tay vua Anh thủ tiêu Hăm-lét.
Hăm-lét
  • Giả điên để che đậy kế hoạch hành động của mình.
  • Tỉnh táo, khôn ngoan, chọn cách âm thầm điều tra; tự nêu những câu hỏi để tự tra vấn lương tri của mình về vấn đề kháng cự hay buông xuôi.

Từ bảng trên, hãy lí giải sự khác biệt giữa con người qua “hành động bên trong” và con người qua “hành động bên ngoài” của mỗi nhân vật. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật và hành động kịch của tác giả trong văn bản.

- Lí giải: do sự khác biệt giữa động cơ, ý đồ và bản chất bên trong với những biểu hiện bề ngoài của nhân vật.

- Nhận xét: sử dụng ngôn ngữ độc thoại thành công, sử dụng ngôn ngữ kịch tô đậm sự đối lập giữa hai loại hành động bên trong và bên ngoài.

Câu 5: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong văn bản.

- Đối thoại: giúp thể hiện sinh động tính cách của từng nhân vật.

  • Clô-đi-út nham hiểm;
  • Pô-lô-ni-út xun xoe, vụ lợi;
  • Ô-phê-li-a trong trắng, ngây thơ, dễ bị lợi dụng,...

- Độc thoại: sâu sắc, đậm chất trí tuệ và triết lý; làm cho tiếng nói tâm tư của Hăm-let trở nên rõ ràng, mở ra trước khán giả thế giới nội tâm sâu kín, phức tạp của chàng.

Câu 6: Xác định chủ đề và cho biết qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì.

- Chủ đề: Niềm băn khoăn về vấn đề “sống hay không sống” của Hăm-lét và việc giả điên của chàng.

- Thông điệp: Mỗi người cần phải vượt lên trên thách thức của hoàn cảnh, chọn cho mình thái độ sống cao quý, một cách hiện hữu xứng đáng trong cuộc đời.

Câu 7: Từ việc đọc văn bản “Sống hay không sống - đó là vấn đề” và “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, bạn rút ra được những lưu ý gì khi đọc một văn bản bi kịch?

- Cần xác định, phân tích rõ xung đột kịch.

- Phân tích hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật kịch.

- Xác định chủ đề, tư tưởng, thông điệp của vở kịch.

  • 5 lượt xem
Sắp xếp theo