- Ma-la-la Diu-sa-phdai là nhà hoạt động nữ quyền người Pakistan, cô đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình khi chưa đủ 18 tuổi. Cô là nguồn cảm hứng cho giới trẻ trên toàn thế giới - sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình vì phúc lợi và tương lai của những phụ nữ và trẻ em gái khác. Malala từng nói: "Tôi chia sẻ câu chuyện của mình không phải vì nó là độc nhất, mà vì đó là câu chuyện của rất nhiều cô gái"
- Ngày Ma-la-la (Malala Day) tức ngày 12/7 - ngày của quyền được học hành của các bé gái và phụ nữ khắp hành tinh. Ngày 12-7-2013 là ngày đáng nhớ trong cuộc đời của Malala Yousafzai. Ðó là sinh nhật thứ 16 của cô gái dũng cảm người Pakistan và cũng là ngày cô xuất hiện trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái.
- “…, khi chúng tôi ở quận Xơ-goát (Swat), miền bắc Pa-kít-xtan, chúng tôi đã nhìn thấy súng đạn và khi đó chúng tôi nhận ra bút và sách quan trọng như thế nào”
- “…. họ đã giết mười bốn sinh viên y khoa vô tội trong một vụ tấn công mới đây ở Két-ta (Quetta)”
- “….họ đã giết rất nhiều cô giáo và nhân viên y tế ở Kai-bơ Pác-tun Goa (Khyber Pukhtoon Khwa) và FATA”
- “…. nhất là Pa-kít-xtan và Áp-ga-nít-xtan (Afghanistan), trẻ em vẫn không được đến trường vì khủng bố, chiến tranh và xung đột…Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhân của tệ lạm dụng lao động trẻ em. Ở Ni-giê-ri-a (Nigeria),nhiều trường học bị tàn phá. Người dân ở Áp-ga-nít-xtan suốt nhiều thập kỉ qua đã phải chịu thiệt thòi vì những rào cản của chủ nghĩa cực đoan. Các bé gái bị bóc lột sức lao động trẻ em ngay trong gia đình và bị ép phải tảo hôn”
- Nhấn mạnh nội dung, thông điệp muốn truyền tải, về lời kêu gọi của người viết.
- Thể hiện mong muốn, khát vọng được trao trả lại sự công bằng, bình đẳng cho trẻ em gái.
- Giúp giọng điệu chung của bài viết rắn rỏi, tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe.
- Dẫn chứng trong bài viết tạo ấn tượng rõ rệt nhất: “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.” Vì câu nói thể hiện bản lĩnh, sự tự tin của một người phụ nữ dám đứng lên, dám chiến đấu vì quyền lợi của bản thân và của tất cả mọi người xung quanh.
- Dẫn chứng trên đã giúp cho luận đề của văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc và có thuyết phục.
- Văn bản nêu lên tội ác của những kẻ khủng bố, kẻ cực đoan đã làm với những người vô tội → nhằm đòi quyền lợi được đi học của các bé gái, quyền được sống trong một đất nước hòa bình và bình đẳng.
- Tác giả đã bày tỏ thái độ:
Nhan đề Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới khẳng định tầm quan trọng của việc giáo dục. Chỉ bằng một cây bút và một quyển sách cũng đủ để làm cho tương lai cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Cây bút và quyển sách là những công cụ cơ bản của giáo dục có thể mở ra cánh cửa và truyền cảm hứng cho sự thay đổi.
- Tái hiện rõ nét đời sống, thực trạng của con người đang khốn khó và khổ cực như thế nào trong hiện tại.
- Làm nổi bật các luận điểm, luận cứ giúp người đọc, người nghe dễ dàng nắm bắt.
- Giúp cho văn bản tăng sức thuyết phục, tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe.
Đề xuất trên là có cơ sở vì sự thật: phụ nữ là một nửa của thế giới → Nếu phụ nữ bị kìm hãm, sức mạnh chung cũng sẽ giảm đi một nửa. Phụ nữ ngày càng chứng minh được vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống, vì vậy phụ nữ phải được đảm bảo quyền tự do và bình đẳng để cùng phát triển và đi đến thành công.
Để chiến đấu giành lại những quyền lợi chính đáng, cần không ngừng phát triển về tri thức và kinh tế (tri thức là yếu tố nền tảng, cốt yếu).
- Sự việc/hiện tượng: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H’Hen-nie - cô gái dân tộc Ê-đê đã vượt lên nghịch cảnh, nỗ lực thoát khỏi những hủ tục lạc hậu, theo đuổi ánh sáng tri thức.
- Vai trò của giáo dục: mang lại trình độ học vấn, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng khả năng - kĩ năng lao động, giúp con người thích nghi, hòa nhập với cộng đồng,..