Cầu hiền chiếu |
Tôi có một ước mơ |
Một thời đại trong thi ca | |
Luận đề |
|
|
|
Luận điểm |
|
|
|
Các yếu tố bổ trợ |
|
|
|
- Vấn đề được bàn luận cần được xác định rõ ràng, cụ thể từ đầu văn bản.
- Các luận điểm được triển khai hợp lý, sáng rõ.
- Hệ thống luận cứ được sắp xếp theo trình tự hợp lý, làm rõ cho luận điểm chính, các bằng chứng và lý lẽ thuyết phục, xác đáng.
- Nên có yếu tố phản đề.
- Kết luận cần khẳng định lại vấn đề bàn luận, nêu quan điểm của người viết.
- Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.
- Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.
- Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.
- Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.
a. Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết về đề tài đã chọn. Viết hai đoạn triển khai hai ý kề nhau.
b. Chuyển từ dàn ý bài viết sang dàn ý bài nói, dựa vào đó để tập luyện cách trình bày bài nói.
(1) Tìm ý
- Bài viết bàn luận về vấn đề: ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội.
- Các khía cạnh được bàn luận:
- Những lí lẽ và bằng chứng cần huy động:
- Ý kiến trái chiều: Mỗi người có quyền tự do ngôn luận, cá tính, cách đối nhân xử thế khác nhau → được tự do lựa chọn cách thức phát ngôn.
- Ý nghĩa của vấn đề bàn luận: Giúp cho mỗi người ý thức được trách nhiệm của bản thân khi đưa ra những phát ngôn đối với cộng đồng, xã hội.
(2) Lập dàn ý
a) Mở Bài
→ Khẳng định: khi tham gia vào quá trình giao tiếp xã hội, mỗi người cần chú ý, có ý thức phát ngôn có trách nhiệm.
b) Thân bài
* Giải thích:
- Giao tiếp là hoạt động đặc thù của con người, giữa các chủ thể giao tiếp nhằm trao đổi thông tin, thông điệp, ý tưởng,... Thông qua hoạt động giao tiếp cũng thể hiện được khả năng trí tuệ của các cá nhân cũng như những đặc trưng, cá tính, tư tưởng, tình cảm,...
→ Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm, tri thức, hiểu biết của mỗi người.
- Giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.
- Giao tiếp không phải chỉ trực tiếp, ngoài đời thực mà cả ở môi trường trực tuyến, qua các mạng xã hội.
→ Mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận, có thể tham gia vào các giao tiếp xã hội, song cần có ý thức, trách nhiệm với những phát ngôn của chính mình.
→ Phát ngôn có trách nhiệm là: đưa ra những phát ngôn đúng đắn, phù hợp với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức xã hội, có căn cứ, không bịa đặt, không bôi nhọ/xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác,... Người phát ngôn hoàn toàn chịu trách nhiệm với những gì mình truyền đạt trong quá trình giao tiếp xã hội.
* Thực trạng:
- Mọi người đều coi trọng việc giao tiếp xã hội, mong muốn giữ gìn các mối quan hệ tốt với cộng đồng → chú trọng trong việc đưa ra những phát ngôn, hướng tới cách thức tế nhị, ý tứ, cân nhắc kĩ càng.
- Vẫn tồn tại những trường hợp có xu hướng lộng ngôn, sử dụng quyền tự do ngôn luận thái quá, phát ngôn không suy nghĩ, có những ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng - đặc biệt ở lớp người trẻ tuổi và trên các nền tảng mạng xã hội.
- Ví dụ: Hiện tượng “anh hùng bàn phím” trên mạng xã hội, ngồi phía sau màn hình máy tính và thản nhiên buông những lời bình luận ác ý làm tổn hại đến tinh thần của đối phương, thậm chí đẩy họ đến cái chết. Chẳng hạn: trường hợp của nữ diễn viên - ca sĩ người Hàn Quốc tự tử do những áp lực đến từ lời nói, chỉ trích của cộng đồng.
* Vì sao cần phải phát ngôn có trách nhiệm?
- Mỗi phát ngôn đều có thể ảnh hưởng đến các cá nhân, cộng đồng bởi nó có sức truyền tải rộng lớn mà chính người phát ngôn cũng không thể tưởng tượng được.
- Một lời nói ra, trăm ngựa giỏi đuổi không kịp → lời nói không thể rút lại được, nên rất cần thiết phải suy nghĩ thấu đáo, lựa chọn trước khi đưa ra những phát ngôn, tránh làm tổn thương đối phương, đặc biệt trong lúc nóng giận,...
* Ý nghĩa của việc phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội:
- Tránh làm tổn thương, tác động tiêu cực tới người nghe cũng như cộng đồng.
- Các giao tiếp xã hội trở nên chuẩn mực, văn minh, các mối quan hệ trở nên tốt đẹp, gắn kết.
- Lan tỏa những năng lượng, hình ảnh tích cực.
- Người phát ngôn được yêu mến, quý trọng.
- Bản thân người phát ngôn nhận thức được hành động đúng đắn của bản thân, tích cực trau dồi, phát triển và tuyên truyền đến cộng đồng.
* Cách thức để phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội:
- Mỗi cá nhân tự ý thức về trách nhiệm của bản thân, nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn phát ngôn cũng như mức độ nghiệm trọng của những phát ngôn thiếu chuẩn mực trong giao tiếp xã hội.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội.
- Phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa gia đình - nhà trường - xã hội để con em nhận thức, phát ngôn và hành động đúng đắn, phát triển hành vi giao tiếp có văn hóa, có trách nhiệm.
* Phản bác ý kiến trái chiều:
- Nhiều người cho rằng: mỗi người có quyền tự do ngôn luận, hoặc do cá tính riêng nên việc đưa ra những phát ngôn là tùy ý, có thể truyền đạt bất cứ điều gì → đó là quyền lợi của mỗi người, song khi tham gia vào giao tiếp xã hội cần cẩn trọng, suy nghĩ kĩ càng để tránh để lại những ảnh hưởng, hậu quả tiêu cực.
- Ví dụ: Trường hợp ca sĩ - diễn viên Chi Pu khi đại diện Việt Nam tham gia chương trình truyền hình của Trung Quốc, một “antifan” đã viết bài công khai đăng lên mạng xã hội về những thông tin tiêu cực của cô. Việc làm này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân Chi Pu mà còn làm xấu đi hình ảnh con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Hành động của cô gái đăng bài đã nhận lại vô số chỉ trích, phản đối thậm chí là tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội.
c) Kết bài
Khẳng định lại vấn đề.
- Vấn đề được bàn luận, ý nghĩa của vấn đề;
- Quan điểm của người viết;
- Đối tượng tác động;
- Mức độ thuyết phục;
Trong tiếng Anh, cộng hưởng là “together”. Để dễ nhớ, bạn có thể chiết tự nó thành ba chữ “to get there”, nghĩa là cùng đến đích. Trên thực tế, nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực xung quanh hoặc biết tạo nên sự cộng hưởng bên trong mình thì nhất định bạn sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra.
Sức mạnh của một tập thể phụ thuộc vào động cơ gắn kết các thành viên trong đó. Nếu động cơ khuyến khích các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau thì sức mạnh tập thể sẽ tồn tại lâu bền. Ngược lại, khi các thành viên ràng buộc nhau một cách miễn cưỡng, chắc chắn sức mạnh ấy chỉ mang tính tạm thời.
Hẳn bạn từng nghe câu chuyện ngụ ngôn về tay, chân, mắt, mũi, miệng. Vì tranh giành chức vị quan trọng nhất mà các bộ phận này đã bỏ rơi nhau. Chỉ đến khi tất cả cùng hết sức thì chúng mới nhận ra rằng, sự tồn tại của mình phụ thuộc vào sự tồn tại của các bộ phận khác, mỗi bộ phận tuy đóng vai trò riêng nhưng đều quan trọng như nhau.
Thật tuyệt vời nếu bạn biết kết hợp mọi nguồn lực bên trong để tạo nên sức mạnh cho riêng mình. Ý tưởng về sự cộng hưởng chính là ý tưởng về sự tiến bộ.
Khi bạn tập trung mọi nguồn lực của mình vào một việc gì đó, nghĩa là bạn đã sẵn sàng tiến về phía trước. Sự cộng hưởng không những giúp tập thể đoàn kết hơn mà còn có khả năng giúp con người tăng cường sức mạnh của chính bản thân họ. Đây chính là một trong những yếu tố căn bản giúp con người đạt được thành công như mong muốn.
Hãy kết hợp mọi nội lực trong con người bạn cũng như với mọi người xung quanh. Hãy ghi nhớ:
Cộng hưởng nghĩa là cùng đến đích!
(Không gì là không thể, George Matthew Adams)
- Vấn đề được bàn luận, ý nghĩa của vấn đề: sự cộng hưởng - sự đoàn kết, gắn bó của tập thể.
- Quan điểm của người viết:
- Đối tượng tác động: sự cộng hưởng, ý thức gắn kết của cá nhân.
- Mức độ thuyết phục: qua hệ thống lập luận, lý lẽ, dẫn chứng toàn diện, người đọc, người nghe đều nhận thấy được ý nghĩa của sự cộng hưởng.