Củng cố, mở rộng (Bài 4 - trang 122)

Câu 1: Chỉ ra các điểm tương đồng, khác biệt giữa truyện thơ và thơ trữ tình. Kể tên các bài thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà bạn biết, ngoài các bài có trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11.

a. So sánh

* Giống nhau:

- Hình thức: theo thể thơ với các khổ và các dòng thơ ngắn.

- Nội dung: đều nhằm thể hiện, truyền tải những tình cảm, cảm xúc, tâm tư của người viết.

- Chủ đề: đa dạng.

* Khác nhau:

  Truyện thơ

Thơ trữ tình

(1) Khái niệm
  • Là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của những người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu và sự tự do.
  • Là thể thơ tác giả thường bộc lộ những cảm xúc riêng tư, cá thể, đời sống, thể hiện tâm tư, tình cảm của con người về cuộc đời, thời cuộc.

(2) Phương thức biểu đạt

  • Tự sự
  • Biểu cảm
(3) Chủ đề
  • Thường hướng tới hạnh phúc lứa đôi, những con người nghèo khổ, bất hạnh; khát vọng công bằng, bình đẳng,...
  • Đa dạng với nhiều cũng bậc cảm xúc. 
(4) Cốt truyện
  • Cốt truyện rõ ràng, quen thuộc, gần gũi.
  • Không rõ ràng bởi thơ trữ tình thường không kể tình tiết cũng không miêu tả nhân vật cụ thể, tự sự chỉ là yếu tố kết hợp cùng trữ tình.


b. Thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự mà em biết: Dương phụ hành (Cao Bá Quát), Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ),...

Câu 2: Tìm đọc thêm các truyện thơ dân gian nổi tiếng được in trong một số sách thuộc loại hợp tuyển, tổng hợp). Ghi lại phần tóm tắt nội dung các truyện thơ dân gian đã đọc cùng một số câu, đoạn thơ bạn cho là đặc sắc.

(1) Truyện thơ dân gian: Khảm hải (Vượt biển, truyện thơ dân tộc Tày - Nùng)

Có hai anh em nhà kia mồ côi, lúc nhỏ rất yêu thương nhau. Sau khi người anh lấy vợ, rồi giàu có. Người anh trở nên nhạt nhẽo và bỏ mặc em sống nghèo đói lam lũ, rách rưới. Chị dâu (vốn là một người phụ nữ giàu lòng thương) thương tình vá áo cho đứa em chồng. Không may hôm đó người chi vừa nhuộm chàm nên lưng áo rách của em đã in những ngón tay chàm của chị dâu. Người anh đi làm về nhìn thấy vết tay chàm trên lưng áo em, ghen tức. Cơn cuồng nộ đã xui khiến anh ta gây ra thảm kịch: “Hằm hằm anh vác dao đi mài - Hằm hằm anh mang gươm tới chém - Chém đầu em treo ngọn cọ, - Chặt chân em treo ở ngọn vông”. Em chết oan, chết khổ, chết tủi, chết cực. Linh hồn không nơi lưng tựa, bơ vơ. Rồi bị các quan slay ở âm phủ bắt làm sa dạ sa dồng – phu chèo thuyền trên biển ma. Mỗi lần vượt biển là phải trải qua một hải trình dài 12 rán nước, đầy thuỷ quái, mặt biển réo sôi. Các sa dạ sa dồng lúc thì cất tiếng than hãi hùng, lúc thì hối hả gọi nhau chèo gấp. Lúc các slay lên bờ kéo vào chợ Đường Chu (chợ xứ ma của Diêm Vương), sa dạ ngồi trên bờ biển than khóc, khiếp sợ nghĩ đến cảnh phải vượt biển trở lại tiếp theo…

(2) Nội dung đặc sắc:

Thân tôi khổ đến chết

Dưới sàn chẳng sợi rơm

Cửa nhà chẳng vỏ trấu.

→ Miêu tả những nhân vật sa dạ, sa đồng là những con người nghèo khổ nhất, có thể nói là thuộc lớp người dưới đáy của xã hội.

Câu 3: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (tự chọn) theo những gợi ý ở phần Viết.

Mở bài

- Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề.

  • Giới thiệu chủ đề: Thái độ sống tích cực.
  • Sự quan trọng của thái độ sống tích cực trong cuộc sống.
Thân bài

- Thái độ sống tích cực là gì?

- Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.

- Ý nghĩa của thái độ sống tích cực:

  • Đối với cá nhân.
  • Với xã hội.

- Bài học nhận thức và hành động.

  • Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực.
  • Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.
Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: Thái độ sống tích cực chính là tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có.

Câu 4: Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, bạn sẽ nêu yêu cầu gì đối với người tham gia để đảm bảo cho cuộc thảo luận đạt kết quả mong muốn?

- Tất cả các thành viên đều phải đóng góp ý kiến cá nhân.

- Mọi người xây dựng ý kiến trên tinh thần lắng nghe, nêu ý kiến và đi đến thống nhất quan điểm chung.

- Các thành viên khác cần lắng nghe quan điểm của bạn mình và đưa ra suy nghĩ của bản thân về quan điểm đó.

  • 9 lượt xem
Sắp xếp theo