Câu 1: Hãy chia sẻ đôi điều về một truyện thơ bạn từng biết hay từng đọc (nhan đề, tác giả, nội dung tác phẩm)
- Tống Trân - Cúc Hoa (khuyết danh)
- Tống Trân gia cảnh nghèo khổ, một ngày dắt mẹ đi xin ăn ở một ngôi nhà quý phái → Cúc Hoa (con gái nhà này) lấy gạo tiền ra cho, bị cha bắt gặp và cho rằng xúc phạm gia đình và bắt nàng lấy Tống Trân làm chồng để đuổi khéo ra khỏi nhà.
- Từ ngày lấy Tống Trân, sống trong cảnh nghèo khó nhưng Cúc Hoa vẫn là nàng dâu thảo, vợ hiền. Nhờ công lao của vợ và bền chí học tập, Tống Trân thi đỗ trạng nguyên. Song, vợ chồng họ cũng chịu nhiều thử thách và biến cố khắc nghiệt:
Tống Trân đỗ đạt bị buộc phải kết hôn với công chúa → chàng từ chối, bị phạt đi sứ nước Tần, trải qua nhiều đợt thử thách, đấu trí dai dẳng,...;
Cúc Hoa ở nhà chịu sự ép bức, hành hạ từ chính cha mình.
→ Sau này, Tống Trân phán xét đền ơn báo oán công minh; mẹ con, chồng vợ được đoàn tụ, phân chia ngôi thứ giữa Cúc Hoa và Bạch Hoa (công chúa nước Tần), gia đình hạnh phúc.
Câu 2: Hãy nhớ lại một tác phẩm (thuộc bất kì thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo bạn, điều gì khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?
- Câu chuyện tình yêu:
Tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du). Tình yêu Kim Trọng - Thúy Kiều là bài ca về tình yêu tự do vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo, về khát vọng tình yêu mãnh liệt, chung thủy của con người.
Tình yêu của Nguyệt và Lãm trong “Mảnh trăng cuối rừng” (Nguyễn Minh Châu): mối tình qua lời mai mối, trong thời điểm chiến tranh, họ từ từ qua lại nhưng chưa một lần gặp mặt. Tình yêu họ lớn dần trong lửa đạn chiến tranh, sự dũng cảm khi dẫn xe qua làn mưa bom bão đạn của Nguyệt càng khiến Lãm say mê,... Đó là câu chuyện tình yêu đậm chất lý tưởng của tâm hồn Việt Nam trong chiến tranh.
- Tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học vì:
Tình yêu có ở mọi thời đại, tình yêu là khởi phát cho những tình cảm tốt đẹp, nguồn cội của hạnh phúc lứa đôi, gia đình,...
Tình yêu sẽ nâng đỡ tâm hồn của con người, đem lại những cung bậc cảm xúc mãnh liệt, đa dạng,...
II. Thẻ trong văn bản đọc
Câu 1: Hình dung về bối cảnh câu chuyện.
- Bối cảnh: chàng trai tiễn đưa người yêu về nhà chồng.
Câu 2: Chú ý cách diễn tả đầy hình ảnh về tâm trạng của cô gái.
- Vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông.
- Càng bước đi lòng càng đau nhớ.
- Lấy cớ để chờ đợi người yêu (đi qua rừng ót ngắt lá ót, tới rừng cà ngắt lá cà, tới rừng lá ngón ngóng trông,...)
Câu 3: Chú ý cách cư xử khác thường nhưng hoàn toàn hợp lý của chàng trai.
- Tiễn đưa người yêu, về tới nhà chồng vẫn còn tiễn dặn đôi câu mới “đành lòng” quay gót.
- Chàng trai muốn ngồi lại, để “ủ lấy hương người” cho mai sau khi chết, lửa xác của anh vẫn quyện hơi người mình thương yêu.
- Cô gái đã cất bước theo chồng, thậm chí đã có con → anh nựng con của cô gái như chính con của mình.
Câu 4: Cảm nhận niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến tình cảnh của người yêu ở nhà chồng.
- Chạy lại nâng đỡ cô gái dậy, phủi áo, chải tóc cho cô.
- Chặt tre về làm ống lam thuốc cho “em uống khỏi đau”.
→ Những hành động biểu lộ rõ ràng niềm xót xa, thương cảm với nỗi đau của cô gái.
→ Từ nỗi xót xa, chàng trai bật lên ý chí, quyết tâm đưa cô về đoàn tụ với mình (Tơ rối đôi ta cùng gỡ/ Tò vò ta vuốt lại quay guồng…)
Câu 5: Lời thề nguyền thủy chung được diễn tả như thế nào?
- Cái chết là giới hạn cuối cùng của thử thách, nhưng “cái chết” cũng chỉ là cách biểu hiện quyết tâm (thực chất người trong cuộc không nghĩ đến cái chết và quả thực trong truyện này hai người đã quyết sống một cách mạnh mẽ và họ đã tìm lại được tình yêu):
Chết ba năm hình còn treo đó; Chết thành sông, vục nước uống mát lòng, Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm, Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung, Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát, Chết thành hồn, chung một mái, song song.
- Lời thề nguyền thể hiện qua hình ảnh so sánh được chọn lọc đa dạng, biểu hiện phong tục, bản sắc văn hoá tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên dân tộc Thái:
Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng, Lời đã trao thương không lạc mất; Như bán trâu ngoài chợ, Như thu lúa muôn bông. Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng, Bền chắc như vàng, như đá…
II. Yêu cầu sau khi đọc
Câu 1: Qua hai lời tiễn dặn trong đoạn trích, người đọc có thể nắm bắt được điều gì về bối cảnh của câu chuyện?
- Bối cảnh câu chuyện: chàng trai tiễn đưa cô gái mình yêu về nhà chồng → lòng anh vô cùng đau xót.
- Chàng trai vẫn gọi cô gái là “người đẹp anh yêu” → tình yêu trong anh vẫn vẹn nguyên, thắm thiết, thủy chung.
Câu 2: Lời kể trong đoạn trích là của ai? So với một số tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học, lời kể ở đây có điểm gì đặc biệt?
- Lời kể trong đoạn trích là của người con trai.
- Điểm đặc biệt: Lời kể được diễn tả bằng thơ → kết hợp giữa tự sự và trữ tình, vừa tái hiện lại câu chuyện vừa thể hiện chân thực nỗi đau đớn, xót xa của nhân vật trước bi kịch tình yêu.
Câu 3: Nêu nhận xét về tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và cách thể hiện tâm trạng ấy trong lời tiễn dặn 1.
- Đoạn thơ là lời của chàng trai → tâm trạng của cô gái được thể hiện gián tiếp, biểu hiện qua ánh mắt và suy nghĩ của chàng trai.
- Cô gái cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút cuối cùng ở bên chàng trai. Chân cô bước đi nhưng “vừa đi vừa ngoảnh lại”, “vừa đi vừa ngoái trông”, bước càng xa “lòng càng đau nhớ”,...
→ Chính vì tâm trạng đó, mỗi lần qua cánh rừng đều lấy cớ để dừng lại chờ đợi chàng trai (“ngắt là ót ngồi chờ”, “ngắt lá cà ngồi đợi”, “tới rừng lá ngón ngóng trông”, “bẻ lá xanh em ngồi”)
Câu 4: Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên với những đặc điểm gì? Bạn thấy xúc động nhất với những biểu hiện nào của nhân vật này?
- Đặc điểm của chàng trai:
Trân trọng người yêu: gọi cô là “người đẹp anh yêu”, đưa tiễn và nhắn nhủ xong mới đành lòng quay lại, xót thương khi thấy cô bị đối xử tệ bạc,...
Quyết tâm chờ đợi, khát khao được đoàn tụ, hạnh phúc lứa đôi: “Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông - Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”.
Câu 5: So sánh nội dung lời thề nguyền thuỷ chung và cách thể hiện lời thề nguyền ấy trong hai lời tiễn dặn.
- Nội dung
Lời số 1: Tình yêu là sẽ luôn thủy chung, son sắt, chờ đợi tới thời điểm thích hợp để được ở bên nhau, đoàn tụ (Đôi ta yêu nhau đợi tháng Năm lau nở,... góa bụa về già) → Trong hoàn cảnh cô gái theo về nhà chồng, chàng trai bất lực, không thể thay đổi hiện thực, mong mỏi người con gái sẽ luôn giữ trọn tình yêu với anh.
Lời số 2: Khi chàng trai đã chứng kiến cuộc sống cực khổ của người mình yêu, quyết tâm đưa cô trở về đoàn tụ, lời thề nguyền thể hiện qua cái chết (sự phản kháng mạnh mẽ nhất trước những bi kịch tình yêu, cuộc đời); qua các so sánh giàu hình ảnh.
- Cách thể hiện: thể hiện qua tâm tư, suy nghĩ, câu chữ; không có không gian - thời gian trang trọng hay những lễ nghi như trao nhẫn, uống rượu giao bôi,...
Câu 6: Qua tìm hiểu đoạn trích và phần giới thiệu chung về tác phẩm Tiễn dặn người yêu, hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.
- Bài thơ trữ tình: thường có dung lượng ngắn gọn, có thể đan xen yếu tố kể nhưng không phải trọng tâm; kể để làm nổi bật nội dung chính là tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
- Truyện thơ: dung lượng tương đối lớn, có khả năng kể, tả chi tiết các sự việc, nhân vật,... một cách đầy đủ, chi tiết → thông qua đó bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Câu 7: Đoạn trích cho biết điều gì về không gian tồn tại và đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Thái - chủ nhân truyện thơ Tiễn dặn người yêu?
- Không gian tồn tại: nơi rừng núi hoang sơ với những nét đặc trưng như: rừng ót, rừng cà, rừng lá ngón, lau nở,...; gắn với sinh hoạt nông nghiệp (làm ruộng, đánh cá,..): hình ảnh “đồng rộng”, “bán trâu ngoài chợ”, “thu lúa muôn bông”,...
- Đời sống văn hóa tinh thần:
Tập tục cưới xin: tục cưới xin của người Thái bắt đầu từ khâu xem tuổi, đi chạm ngõ, đi hỏi vợ, cưới gửi rể và cuối cùng là lễ đón dâu về nhà chồng; nghĩa là trước đó chồng cô gái đã trải qua tục ở rễ và giờ là nghi thức đón dâu.
Phong tục hỏa táng (... ủ lấy hương người - Cho mai sau lửa xác đượm hơi): Hỏa táng là tục lệ đã có từ xa xưa của người Thái, họ tin rằng khi thi hài được “tắm rửa” bằng lửa, linh hồn sẽ lên được “mường trời”, tiếp tục sống trong một thế giới khác.
Văn hóa canh tác theo thời vụ: lồng ghép trong lời hẹn ước chờ đợi cô gái trong mọi điều kiện thời gian, hoàn cảnh.
Biểu tượng trầu cau (Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thẳm) → Tượng trưng cho sự chung thủy, quấn quýt đến chết không rời.