- Nỗi nhớ thường khởi đầu bằng một hình ảnh, âm thanh, kỉ niệm hay kí ức nào đó đã từng xảy ra/ đã từng có trong cuộc sống con người nhưng đã thuộc về quá khứ. Nỗi nhớ cũng có thể khởi đầu bằng mong muốn, sự đợi chờ được gặp gỡ ai đó,...
- Nỗi nhớ thường sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, khi tình cảm càng nhiều nỗi nhớ càng lớn.
- Điều được nói đến trước hết có thể là:
- Cảm hứng của nỗi nhớ được gợi lên từ tiếng hò → Tiếng hò và nỗi nhớ có mỗi quan hệ mật thiết.
- Tiếng hò được lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản.
- Tiếng hò cũng là một biểu tượng văn hóa nơi quê hương xứ Huế của tác giả.
- Các hình ảnh:
- Đặc điểm: Đều là những hình ảnh đồng quê đơn sơ, gần gũi quen thuộc hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả → Gợi ra khung cảnh vùng quê yên bình với cuộc sống ấm no, đủ đầy.
- Giống nhau:
- Khác nhau:
- Đó là bàn tay của những người nông dân chất phác, tần tảo, lam lũ đang ngày đêm tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất, gieo trồng lúa. “Vãi giống tung trời” có thể hiểu là: người nông dân bước vào mùa gieo mạ, họ cầm từng nắm mạ ném xuống đất và ruộng.
- Đó không chỉ là bàn tay gieo trồng lên đất sự giống mà còn là gieo cho đời những tinh túy yêu thương.
→ Hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc của nông thôn Việt Nam, đặc biệt in sâu đậm trong kí ức những người con sinh ra và lớn lên bên những ruộng đồng thẳng cánh cò bay.
→ Hình ảnh thể hiện nỗi nhớ thương da diết và khao khát được trở về cùng người dân, cách mạng của nhà thơ Tố Hữu.
- Đối tượng được gọi là “hồn thân” ở đây gồm: những người nông dân. Đó có thể là những người nông dân chất phác, cần cù quanh năm dãi gió dầm mưa trên cánh đồng; có thể là những người nông dân quả cảm đã hi sinh cho cách mạng,...
- Họ đã ra đi nhưng vẫn luôn tồn tại trong tâm trí những người ở lại.
→ Cách gọi “hồn thân” vừa thể hiện tình yêu thương, trân trọng, vừa giảm bớt sự đau thương.
- “Tôi” ở khổ thơ trên là tác giả trong những ngày lang thang đi tìm chân lý, tìm lý tưởng sống của cuộc đời mình (đang phấn đấu) → Đó là cái tôi vui vẻ, lạc quan, tràn ngập niềm tin vào cuộc sống.
- “Tôi” ở khổ thơ này là tác giả đã tìm cho mình một lẽ sống, được chiếu sáng bởi ánh sáng của mặt trời chân lí. Tuy nhiên, cái tôi hiện tại bị cầm tù, giam giữ về mặt thể xác → Lòng trĩu nặng và nỗi nhớ da diết, triền miên, khát khao tự do cháy bỏng.
- Gợi tình cảnh của tác giả: lý tưởng của nhà thơ như cánh chim với khao khát được tung cánh bay trên bầu trời rộng lớn của cách mạng - nhưng lại đang bị cầm tù (bị nhốt trong lồng).
- Thể hiện nỗi nhớ về cuộc sống đời thường bình dị với những con người thương yêu của quê hương;
- Thể hiện mong muốn được tự do, khao khát được thoát khỏi cách cửa nhà lao để tung bay với gió mây ngoài trời, được trở về với cách mạng, quần chúng,...
- Nhan đề “Nhớ đồng” đã bao quát toàn bộ nội dung cảm xúc của bài thơ. Vì cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ da diết của người cộng sản trong ngục tù với cuộc sống bên ngoài nhà tù, gắn liền với cánh đồng quê và những người nông dân.
- Từ “đồng” ở đây có thể hiểu là đồng quê, đồng bào hoặc đồng chí.
- Đặc điểm hình thức:
- Quy luật: Đan xen sự lặp lại giữa các câu, kết cấu vòng tròn => Thể hiện nỗi nhớ da diết, khôn nguôi, lặp đi lặp lại trong tâm trí nhà thơ - người chiến sĩ cộng sản sục sôi lòng yêu nước.
- Hệ thống hình ảnh giúp bộc lộ tâm trạng của nhà thơ mang nặng nỗi nhớ quê hương, đồng đội, khao khát được tự do.
→ Nỗi nhớ được thể hiện qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị ở nông thôn Việt Nam thời điểm bấy giờ. Đó cũng là tình cảm và sự tự ý thức về trách nhiệm cá nhân của tác giả đối với quê hương mình.
- Từ những cụm hình ảnh về bức tranh đồng quê, sau đó là cụm hình ảnh về những người nông dân lao động cần cù, tiếp theo là cụm hình ảnh về những người đồng đội, cuối cùng là tác giả nhớ chính mình ở những ngày xưa đã xa.
→ Tác giả diễn tả nỗi nhớ đi theo trình tự từ bao quát đến cụ thể. Các hình ảnh đi theo trình tự hợp lý, phù hợp với tâm tư, tình cảm của tác giả khi đang bị giam giữ.
- Từ “đâu” xuất hiện 10 lần.
- Điệp từ “đâu” lặp lại nhiều lần thể hiện tâm trạng ngổn ngang, vô định của tác giả bởi đó là con người yêu nước, tràn đầy lý tưởng cách mạng nhưng lại đang chịu cảnh tù đày.
→ Những băn khoăn, trăn trở về con đường của cách mạng cũng như tương lai của đất nước, dân tộc; Đồng thời cho thấy những hồi tưởng, kí ức của nhà thơ về những năm tháng huy hoàng, tự do trên đất nước Việt Nam.
- Gợi ra tâm trạng ngổn ngang, bất định của tác giả, ẩn sâu trong đó là nỗi nhớ thương, mong ngóng, khát khao trở về của tác giả.
- Cho thấy sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế, chân thực của nhà thơ trong hoàn cảnh tù đày.
- Tăng giá trị biểu cảm của bài thơ, câu thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu, hấp dẫn người đọc, người nghe.
(1) Hình ảnh tiếng hò quê hương
- Cảm hứng của nhà thơ được gợi lên từ một thứ âm thanh đặc biệt - tiếng hò quê hương.
- Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng → Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.
- Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình.
(2) Hình ảnh ruộng đồng quê hương
- Hình ảnh biểu tượng của nông thôn Việt Nam, gợi lên cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nông dân khi mùa màng bội thu.
- Đồng mang nghĩa là đồng bào - những con người cùng chung dòng máu Lạc Hồng, hay đồng chí - những con người kề vai sát cánh, hết lòng vì sự nghiệp của cách mạng,...
(3) Hình ảnh con chim/cánh chim
- Tượng trưng cho nhà thơ - chiến sĩ với lý tưởng cách mạng cao đẹp, luôn khát khao hướng tới độc lập, tự do, như cánh chim khao khát tìm đến bầu trời cao rộng, được tự do bay lượn trong không gian rộng lớn, không có bom rơi đạn nổ.
- Cánh chim say trong cánh đồng, hương lúa và nắng mai như người chiến sĩ say trong ánh sáng của cách mạng.
- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình:
→ Lý tưởng của người thanh niên đã được giác ngộ, tìm ra chân lý của cuộc đời mình.
→ Cảm nhận: Đó là cảm xúc, tâm tình của người chiến sĩ cách mạng luôn sục sôi lý tưởng, nhiệt huyết, tình yêu với cách mạng, với đất nước và dân tộc. Ở con người ấy, luôn cháy bỏng khát khao được bảo vệ, giữ gìn độc lập Tổ quốc, đem lại cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho nhân dân.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh đã làm nên thế giới cảm xúc “nhớ đồng” trong bài thơ.
Gợi ý triển khai
- Bài thơ là sự tổng hòa giữa tâm trạng, cảm xúc, suy tư và khát khao, lý tưởng của nhà thơ - một người chiến sĩ cộng sản yêu nước, trung thành với cách mạng đang trong hoàn cảnh ngục tù.
- Cảm hứng của bài thơ gợi lên từ tiếng hò, tiếng hò được lặp lại nhiều lần, hòa điệu với nỗi hiu quạnh của nhà thơ. Từ tiếng hò, tác giả nhớ đến đồng quê - cuộc sống bên ngoài nhà tù.
- Hình ảnh đồng quê hiện lên tô đậm thêm nỗi nhớ của người viết, tất cả đều đơn sơ, gần gũi và quen thuộc nhưng bị ngăn cách bởi cánh cửa nhà giam.
- Từ nỗi nhớ đồng → nhớ cuộc sống → khao khát tự do, bất bình với thực tại → mong muốn được trở về cuộc sống đời thường, được kề vai sát cánh với đồng đội, nhân dân, bảo vệ độc lập - tự do của nước nhà.