Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật (Lý thuyết)

I. Yêu cầu

- Cung cấp được thông tin chung về tác phẩm nghệ thuật một cách sáng rõ, chính xác (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, đánh giá của công chúng với các nhà chuyên môn,…).

- Nêu được lý do chọn giới thiệu tác phẩm.

- Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị tác phẩm với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; chủ động đặt câu hỏi để người nghe cùng tương tác và đối thoại.

- Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm nghệ thuật.

II. Thực hành

1. Chuẩn bị nói

a. Lựa chọn đề tài

- Đề tài của bài nói có thể được khai thác từ kết quả của hoạt động viết trước đó, nghĩa là có thể giới thiệu về chính bài thơ mà bạn đã chọn để viết bài phân tích, đánh giá. Cũng có thể giới thiệu về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác như bài hát (hay bản nhạc), bộ phim, bức tranh, bức tượng…

Ngữ liệu gợi ý: 

  • Tác phẩm truyện, thơ: các tác phẩm đã học trong/ngoài chương trình (Vợ nhặt, Chí Phèo, Tràng giang, Nhớ đồng,...)
  • Phim ảnh: Làng Vũ Đại ngày ấy, Cải ơi, Cậu Vàng,... 
  • Bài hát/ MV ca nhạc: Kiều mệnh khúc (Bùi Lan Hương), Bánh trôi nước (Hoàng Thùy Linh),...
  • Bức tranh, bức tượng: Tát nước đồng chiêm (Trần Văn Cẩn), Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ (Nguyễn Sáng),...

- Để việc giới thiệu đạt hiệu quả tương tác tốt với người nghe, nên chọn tác phẩm nào từng được nhiều bạn trong lớp quan tâm; đặc biệt, về tác phẩm đó, người giới thiệu có thể tạo cho người nghe cơ hội được thấy, xem, nghe trực tiếp, dù chỉ qua các phiên bản, ảnh chụp hay qua các video clip sưu tầm được.

b. Tìm ý và sắp xếp ý

- Nếu chọn giới thiệu về bài thơ được bàn tới trong bài viết trước đó, cần rút gọn bài viết thành một dàn ý cho bài nói, đánh dấu những ý quan trọng sẽ trình bày, những bằng chứng minh họa sẽ nêu lên và phân tích (có thể điều chỉnh trình tự các ý đã được trình bày trong bài viết, sao cho mạch triển khai của bài nói được thông suốt).

- Nếu chọn giới thiệu về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác, cần hình thành hệ thống ý dựa trên việc trả lời các câu hỏi như:

  • Tên của tác phẩm là gì? 
  • Tác giả là ai? 
  • Có thể thấy, xem, nghe tác phẩm ở đây?
  • Tác phẩm có đặc điểm gì về nội dung và hình thức?
  • Câu chuyện, vấn đề, thông điệp được nêu hoặc toát ra từ tác phẩm là gì, từng được đón nhận như thế nào và có ý nghĩa ra sao?
  • Tác phẩm đã đóng góp được điều gì cho đời sống nghệ thuật và đời sống tinh thần của cộng đồng?

- Toàn bộ những ý có được nhờ trả lời các câu hỏi trên nên được tổ chức theo bố cục: Nhận diện → Tìm hiểu → Đánh giá → Đề xuất thái độ, cách thức tiếp nhận phù hợp.

2. Thực hành nói

Bài nói phải đảm bảo kết cấu gồm ba phần với các yêu cầu chính về nội dung như sau:

Mở đầu
  • Nêu tên tác phẩm được giới thiệu và lý do chọn giới thiệu tác phẩm đó.
Triển khai
  • Miêu tả đặc điểm của tác phẩm (thể loại, tính chất, quy mô, dung lượng,…) và nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm theo các góc độ tiếp cận khác nhau.
Kết luận
  • Khẳng định giá trị chung và ý nghĩa của tác phẩm.

3. Trao đổi

Người nói

Người nghe

- Làm rõ những điều người nghe muốn tìm hiểu thêm.

- Trao đổi lại những điểm chưa thống nhất về ý kiến.

- Thể hiện thái độ tiếp thu tích cực, cầu thị.

- Nêu những vấn đề muốn làm rõ hơn về tác phẩm.

- Nêu quan điểm đánh giá khác về tác phẩm (trên tinh thần tranh luân).

- Bổ sung thông tin về tác phẩm.

- Góp ý với người nói về cách thể hiện bài nói.


Tham khảo các nội dung được gợi ý trong bảng sau để tự đánh giá và đánh giá về bài nói:

STT Nội dung đánh giá

Kết quả

Đạt

Chưa đạt
1
  • Lựa chọn được tác phẩm nghệ thuật phù hợp để giới thiệu.
   
2
  • Cung cấp được thông tin toàn diện về tác phẩm.
   
3
  • Trình bày được ý nghĩa của việc giới thiệu tác phẩm.
   
4
  • Thể hiện được những đánh giá xác đáng, có căn cứ về tác phẩm.
   
5
  • Lựa chọn được cách giới thiệu hấp dẫn, phù hợp với tính chất, đặc điểm của tác phẩm.
   
6
  • Thực hiện được sự tương tác tích cực với người nghe.
   

 

  • 61 lượt xem
Sắp xếp theo