Nói và nghe: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện
I. Yêu cầu
- Giới thiệu những thông tin cơ bản về tác phẩm truyện được chọn để thuyết trình.
- Nêu được các khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm truyện.
- Trình bày được những phát hiện cá nhân về giá trị của tác phẩm, thu hút sự quan tâm của người nghe về tác phẩm được chọn để thuyết trình.
- Thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng về một tác phẩm truyện.
II. Thực hành
1. Chuẩn bị nói
a. Lựa chọn đề tài
Đề tài của bài nói có thể được khai thác từ đề tài của bài viết ở trên.
b. Tìm ý và sắp xếp ý
Từ hệ thống luận điểm ở bài viết, lựa chọn những ý quan trọng nhất, thể hiện rõ quan điểm và phát hiện của bản thân cần được trình bày trong bài nói.
2. Thực hành nói
Bài nói gồm đủ ba phần, tập trung vào các nội dung sau:
Mở đầu
Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm truyện sẽ thuyết trình. Cân lưu ý bắt đầu bài nói sao cho thu hút sự chú ý của người nghe, tránh việc thuyết trình giống như việc đọc lại bài viết.
Triển khai
Trình bày lần lượt các thông tin trong bài viết theo hình thức tóm lược kết hợp nhịp nhàng với việc trình chiếu hay minh họa trực quan (nếu có). Người nói có thể kể lại ngắn gọn nhưng không hoàn toàn tiết lộ nội dung của truyện, nếu tác phẩm ấy chưa được nhiều người biết đến. Dựa vào các luận điểm đã xác định trong bố cục bài nói, thiết kế các slide sao cho thích hợp nếu người nói sử dụng phương tiện trình chiếu.
Kết luận
Khái quát lại những điều cảm nhận cũng như đánh giá về tính nghệ thuật của tác phẩm mà mình chọn để giới thiệu. Có thể kết bài bằng những câu khuyến khích người nghe chia sẻ cảm nhận hay góc nhìn khác về tác phẩm.
3. Trao đổi và đánh giá
Người nói
Người nghe
Trả lời những thắc mắc từ người nghe.
Thể hiện thái độ tiếp thu chân thành, cởi mở với những góp ý xác đáng, nghiêm túc.
Chia sẻ thêm một số điểm mình muốn làm rõ hơn, một số phát hiện khác về tính nghệ thuật của tác phẩm.
Chia sẻ những điểm thấy hợp lý và hấp dẫn trong bài thuyết trình.
Nêu những điểm còn băn khoăn hoặc có đánh giá, cảm nhận về tác phẩm khác với người nói.
Có thể đặt thêm một số câu hỏi để người nói làm rõ hơn về những điều bạn tâm đắc ở tác phẩm.
STT
Nội dung đánh giá
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
1
Giới thiệu các thông tin cần thiết về tác phẩm truyện được lựa chọn để thuyết trình (tác giả, hoàn cảnh ra đời, vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp của nhà văn hay trong lịch sử văn học).
2
Chỉ ra và đánh giá được các phương diện làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm truyện.
3
Biết phối hợp nhịp nhàng giữa phần nói và phần trình chiếu hay minh họa trực quan.
4
Có sự tương tác tốt với người nghe, thu hút được sự quan tâm của người nghe đối với tác phẩm.