Học sinh tự thực hiện (xem lại các bài viết của bản thân; tham khảo các bài viết của bạn bè để tìm và đề xuất cách chỉnh sửa các lỗi diễn đạt "giống văn nói").
- “Tức thật! Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!...”
- “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì nó có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha!”
- “Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”
- “Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt rồi mặc thây cha nó… Thật là ầm ĩ! Hàng xóm phải một bữa điếc tau, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả…”
- “Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi?...”
- “… Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…”
- “Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao! Ngoài bốn mươi tuổi đầu…”
- “Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng”, thấy ngường ngượng mà thinh thích…”
(1) Ví dụ:
“Bà Sa: Anh Sinh, tôi xin anh và cháu hãy tha lỗi cho tất cả những chuyện mà mẹ con tôi đã gây ra cho gia đình anh. Mong … anh và cháu hãy rộng lượng. Tôi biết, bây giờ tôi có nói gì cũng không thể bù đắp được. Nhưng thực sự, tôi cũng chẳng biết làm gì hơn.
Con gái ông Sinh: Cô Sa… Những chuyện xảy ra cũng đã xảy ra rồi. Tổn thương thì tất cả chúng ta, ai cũng phải chịu. Hiện tại, cháu chỉ hi vọng mọi người hãy suy nghĩ tích cực lên, để sau này không ai phải tổn thương thêm nữa.”
(Trích tập cuối phim Hương vị tình thân)
(2) Phân tích đặc điểm ngôn ngữ nói:
- Có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các nhân vật: Người nói (bà Sa), người nghe (hai bố con ông Sinh); Có sự luân phiên thay đổi vai người nói - nghe.
- Các từ ngữ: “xin”, “có nói gì cũng không thể bù đắp được”, “thực sự”, “chẳng biết làm gì hơn”,..
- Có sự ngắt quãng trong lời nói do tác động của cảm xúc người nói.
- Có kết hợp những biểu cảm, cử chỉ trong khi nói.
→ Những từ ngữ thể hiện sự hối lỗi, chân thành muốn xin lỗi và bù đắp nhưng bất lực, không thể thay đổi những chuyện đã xảy ra.
→ Hiệu quả trình bày hơn hẳn so với ngôn ngữ viết do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các đối tượng, bày tỏ được rõ ràng, chân thành những mong muốn, thiện chí thay đổi, sửa chữa những sai lầm trong quá khứ,...; đối phương cảm nhận được thái độ, tình cảm của người nói, trực tiếp trao đổi ý kiến, quan điểm của mình.
(1) Thể hiện bằng ngôn ngữ viết:
Bà Sa lúng túng, mặt cúi gằm, không dám nhìn thẳng vào mắt bố con ông Sinh. Hai tay bà nắm chặt nhau, run rẩy. Một lát sau, như đã lấy được hết can đảm, bà chầm chậm lên tiếng. Bà nói lời xin lỗi với bố con ông, xin lỗi họ vì tất cả những việc mình đã làm trong quá khứ. Bà đã nhận ra những việc mình gây ra để lại hậu quả nặng nề, tới giờ phút này không thể cứu vãn được. Ngập ngừng một lát, bà tiếp lời, hi vọng có thể nhận được sự tha thứ từ bố con ông Sinh, mong muốn có thể làm một điều gì đó để bù đắp lại lỗi lầm. Nói xong, bà lại cúi mặt, rơi nước mắt.
Sau khi nghe hết những lời giãi bày, ông Sinh vẫn im lặng. Con gái nắm tay ông như để trấn an, rồi lên tiếng thay ông. Cô không trực tiếp nhận lời xin lỗi hay nói lời tha thứ với bà Sa, cô chỉ nói rằng: những chuyện đã xảy ra thuộc về quá khứ không thể thay đổi, chúng ta nên hướng về tương lai, suy nghĩ tích cực để không ai phải tổn thương thêm nữa.
(2) Nhận xét:
Ngôn ngữ nói |
Ngôn ngữ viết | |
Phương tiện ngôn ngữ |
|
|
Phương tiện hỗ trợ |
|
|
→ Trong đoạn viết trên, các hội thoại được trích dẫn gián tiếp, diễn đạt lai qua lời người kể, lược bỏ các từ mang đặc trưng của ngôn ngữ nói. Đồng thời, đoạn văn cũng có các câu miêu tả trạng thái tâm lý, cử chỉ - hành động của nhân vật nhằm giúp người đọc hình dung cụ thể hơn, nhờ đó có thể hiểu được tâm lý của nhân vật mà không cần phải suy đoán.
Ưu thế |
Giới hạn |
|
Ngôn ngữ nói |
|
|
Ngôn ngữ viết |
|
|