1. Câu thiếu thành phần nòng cốt: Thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
2. Sắp xếp sai vị trí thành phần câu: Trong câu tiếng Việt, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ (trừ trường hợp người viết đảo trật tự với mục đích tu từ) → Việc sắp xếp sai các thành phần nòng cốt là một kiểu lỗi về ngữ pháp.
3. Thiếu vế câu: Một số cặp quan hệ từ trong tiếng Việt luôn đi với nhau, nếu thiếu một vế câu → câu bị lỗi về thành phần.
- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ.
- Cách sửa: Bằng những khảo sát đáng tin cậy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các con sông lớn đang dần khô cạn.
- Lỗi sai: Sắp xếp sai vị trí thành phần câu.
- Cách sửa: Truyện ngắn rất thú vị do sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng.
- Lỗi sai: Thiếu vị ngữ.
- Cách sửa: Những con người vị tha giàu đức hi sinh ấy đã truyền nguồn cảm hứng to lớn cho thế hệ sau.
- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ.
- Cách sửa: Báo Tuổi trẻ cho biết, tình trạng ùn ứ nông sản của nông dân miền Tây đã bước đầu được giải quyết.
- Lỗi sai: Thiếu vị ngữ.
- Cách sửa: Chữ người tử tù là một tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân.
- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ.
- Cách sửa: Những tin tức lan truyền trên mạng xã hội không phải bao giờ cũng chính xác.
- Lỗi sai: Thiếu vị ngữ.
- Cách sửa:
- Lỗi sai: Câu thiếu thành phần vị ngữ.
- Cách sửa:
- Lỗi sai: Sắp xếp sai vị trí thành phần câu.
- Cách sửa: Sắp xếp lại trật tự.
- Lỗi sai: Thiếu vế câu (quan hệ từ “không chỉ… mà còn”)
- Cách sửa: Bổ sung quan hệ từ phù hợp với một vế câu.
- Lỗi sai: Thiếu vị ngữ
- Cách sửa: Bổ sung thành phần vị ngữ.
a. Huân cảm tưởng như mình đã bị thuổng văn. Bị đạo ý.
(Nguyễn Trương Quý, Câu chuyện bắt đầu từ tầng 10)
b. Mắt mèo hoang. Em thích mẹ nói em có con mắt mèo hoang và dã thú.
(Nguyễn Ngọc Thuần, Một thiên nằm mộng)
c. Đó là người câm của quán rượu. Anh Ba Hoành!
(Nguyễn Quang Sáng, Quán rượu của người câm)
Gợi ý trả lời
Những câu trên trong các văn bản văn học dù không đủ thành phần câu nhưng vẫn không bị xem là câu sai vì tác giả viết có dụng ý:
- Câu a: Câu “Bị đạo ý” là câu rút gọn, nhằm giải thích rõ hơn, nhấn mạnh ý của câu phía trước.
- Câu b: “Mắt mèo hoang” tạo sự ấn tượng với người đọc, nhấn mạnh hình ảnh đôi mắt, từ đó khơi gợi sự tò mò, hấp dẫn người đọc.
- Câu c: Câu “Anh Bà Hoành!” được tách thành một câu riêng nhằm nhấn mạnh hơn nhân vật được nhắc đến ở câu trước.
⇒ Không phải lúc nào việc thiếu thành phần câu cũng là lỗi sai, tùy theo ngữ cảnh mà việc thiếu thành phần câu có thể có dụng ý, như giải thích/nhấn mạnh/làm rõ hơn ý đồ tác giả muốn truyền tải, đồng thời tạo ấn tượng mạnh với người đọc.