- Trả lời: có/không
- Lí giải:
Mọi người người xung quanh chàng đều cố gắng dò xét xem chàng có thật điên khùng hay chỉ giả điên, Hăm-lét đơn độc, không có ai đứng về phía anh. Sau cái chết của vua cha - người tượng trưng cho kiểu mẫu lí tưởng Phục hưng, Hăm-lét bị ném ra bên lề cuộc đời.
- “Chết”, theo Hamlet, “là ngủ. Không hơn”. Tuy nhiên những ai chọn cái chết khi chưa thực hiện xong nghĩa vụ (tranh đấu cho lẽ phải) trên đời thì cũng sẽ không có được giấc ngủ bình yên, “Vì, trong giấc ngủ của cõi chết ấy, khi ta đã thoát khỏi cái thân xác trần tục này, những giấc mơ nào sẽ tới, điều đó làm ta phải ngừng lại mà suy nghĩ. Chính điều đó gây ra bao tai họa cho cuộc sống dằng dặc này”.
- Sống đồng nghĩa với hành động vì lẽ thiện, “Sống, hay không nên sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại để mà tiêu diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn?. Lẽ tất nhiên, Hamlet sẽ chọn con đường “cầm vũ khí vùng lên”.
→ Trong quá trình đánh giá thực tế và xác định thực tế đã gây ra trong tâm hồn Hamlet những phút đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, những phút trăn trở. Cuối cùng, Hamlet đã tìm ra được chân lý đấu tranh nhưng vì đơn độc và thiếu cảnh giác nên chàng đã gục ngã vì cạm bẫy của kẻ thù
- Lời nói của Ô-phê-li-a chứa đầy sự quan tâm, lo lắng dành cho chàng
- Lời nói của Hăm – lét chứa đựng sự ghét bỏ, thờ ơ và thi thoảng có phần cay nghiệt khiến nàng phần nào bị tổn thương sâu sắc.
→ Lời nói có sự đối lập với nhau.
- Hăm-lét ý thức được nhan sắc và đức hạnh là điều nghịch lý. Thế nhưng hiện tại, nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể nào kép nhan sắc vào khuôn khổ nết na. Ngay cả Ô-phê-li-a của hiện tại cũng vậy, nàng cũng chỉ đang dò la về thái độ của Hăm – lét cho nhà Vua và Hoàng hậu, chứ sự thật cũng không có ý gì tốt đẹp ở đây.
→ Nhan sắc thì như vậy, nhưng đức hạnh thì đã thay đổi như chính tấm lòng của con người vì những toan tính cá nhân hay nghịch cảnh chi phối, mọi thứ đều có thể thay đổi.
- Các lời thoại trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy được thái độ của các nhân vật đối với Hăm - lét. Nhà vua, hoàng hậu đều cố gắng tra xét xem Hăm-lét có thật sự bị điên hay không.
- Nhận xét: Tâm trạng của Hăm – lét rất hỗn loạn, chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất.
- Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:
- Theo Hăm-lét “sống” và “không sống” mang khái niệm trừu tượng: chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hay là chúng ta đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác.
→ Đây là xung đột về mặt nội tâm của của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng với lý tưởng nhân văn.
- Con người cần phải sống. Sống đồng nghĩa với hành động vì lẽ thiện, “Sống, hay không nên sống – đó là vấn đề. Chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số mệnh phũ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại để mà tiêu diệt chúng đi, đằng nào cao quý hơn?.
- “Chết”, theo Hamlet, “là ngủ. Không hơn”. Tuy nhiên những ai chọn cái chết khi chưa thực hiện xong nghĩa vụ (tranh đấu cho lẽ phải) trên đời thì cũng sẽ không có được giấc ngủ bình yên, “Vì, trong giấc ngủ của cõi chết ấy, khi ta đã thoát khỏi cái thân xác trần tục này, những giấc mơ nào sẽ tới, điều đó làm ta phải ngừng lại mà suy nghĩ. Chính điều đó gây ra bao tai họa cho cuộc sống dằng dặc này”.
→ Lẽ tất nhiên, Hamlet sẽ chọn con đường “cầm vũ khí vùng lên”. Trong quá trình đánh giá thực tế và xác định thực tế đã gây ra trong tâm hồn Hamlet những phút đau đớn, bi quan, hoài nghi, do dự, những phút trăn trở. Cuối cùng, Hamlet đã tìm ra được chân lý đấu tranh nhưng vì đơn độc và thiếu cảnh giác nên chàng đã gục ngã vì cạm bẫy của kẻ thù
- Ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu là:
- Những “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết” là: gặp lại những người thân yêu của mình, những người đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia trong khi Hăm-lét chưa trả thù được cho họ.
- Nhận thức của Hăm-lét: Sự đấu tranh về ý nghĩa của sự sống và cái chết. Chàng băn khoăn không biết bản thân nên tiếp tục nhẫn nhục, đổi lại mọi người sẽ vẫn hạnh phúc, hoành hành hay vùng lên đấu tranh, tạo nên một cuộc mưa máu khiến nhiều người phải lầm than. Nên nghe con tim hay lý trí, lựa chọn trách nhiệm của bản thân và tiếp tục gánh vác hay buông xuôi, bỏ mặc tất cả?
- Sau khi nhận thức được vấn đề Hăm-lét dặn bạn mình kể cho người đời biết rõ ngọn ngành câu chuyện và trăng trối việc bàn giao ngai vàng cho Pho-tin-brat.
- Bi kịch trong lời độc thoại của Hăm-lét: Là con người mang trong mình những mâu thuẫn, những bi kịch ở chính thời đại, chính tư tưởng của bản thân. Rõ nét nhất, Hamlet là nhân vật bi kịch, bi kịch ngay trong chính tính cách của mình. Chàng là một con người trí tuệ và cũng chính vì thế nên Hamlet luôn hoài nghi mọi thứ tồn tại xung quanh mình - Sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lý tưởng nhân văn.
- Mục đích của Hamlet là trả thù nhưng tận cùng đó là thiết lập lại công lý chính nghĩa, xây dựng lại thời đại của mình “cho ngay ngắn vững vàng. Chính vì thế trong quá trình hành động chàng đã rất dụng công để thực hiện hành vi đó. Nhưng cũng chính vì sự dụng công ấy lại mang đến cho Hamlet những bi kịch của chính mình: chàng giả điên lợi dụng tình yêu ngây thơ của Ophelia, giết nhầm Poloniut_cha nàng để rồi gây nên mối oán thù sâu nặng. Tất cả chỉ để phục vụ cho mục đích cao cả cuối cùng là trả thù cho người cha kính yêu của mình. Nhưng, khi đối diện với kẻ thù và với cơ hội trả thù đầy thuận lợi thì chàng lại suy tư và trì hoãn. Sự suy tư và trì hoãn ấy đã khiến không ít người cho rằng Hamlet là người có tâm hồn yếu đuối. Đặt nhiệm vụ trả thù lên vai Hamlet chẳng khác nào đem cây đại thụ trồng lên chậu cảnh. Rốt cuộc chậu vỡ, cây chết.
- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột này vẫn còn tồn tại. Bởi vì ngày nay, những hiện thực xấu xa với lí tưởng nhân văn vẫn còn mâu thuẫn gay gắt, chưa có cách giải quyết triệt để.
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề.
Gợi ý triển khai
Hăm-lét là một con người kế thừa trong mình những tinh hoa của thời đại Phục hưng: “Bản chất thông minh, tư tưởng tự do, tâm hồn cao quý, tấm lòng nhạy cảm..”. Chính trí tuệ thông minh, tinh nhạy buộc chàng luôn luôn phải suy nghĩ, dằn vặt, đi tìm lời giải cho các vấn đề mà chính chàng đặt ra. Đó là những mờ ám trong cái chết của cha, là vấn đề tồn tại của con người, là những hiện thực đảo điên, một xã hội Đan Mạch đầy tăm tối, hỗn loạn đang xảy ra trước mắt chàng. Chính vì có trí tuệ, chàng đủ khả năng tìm ra chân lý, nhận thức được thực tại và thấy rõ được khả năng của chính bản thân mình. Chàng đau khổ khi trước mắt mình “Đan Mạch là một ngục thất rộng lớn, một nhà tù đáng ghê tởm nhất.” …Ngủ có thể chỉ là mơ. Hừ! đây mới là điều khó khăn vì trong giấc ngủ của cõi chết ấy, khi ta dã thoát khỏi thẻ xác trần tục này, những giấc mơ nào sẽ tới, điều đó làm ta phải suy nghĩ. Chính điều đó gây ra bao tai hoạ cho cuộc sống dằng dặc này. Bởi vì, ai là người có thể chịu đựng được những roi vọt và khinh bỉ của thời đại. Sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lý, hỗn xược của cường quyền, sự miệt thị của kẻ bất tài đối với đức tài nhẫn nhục.” Và cõi thế quá ô trọc, chỉ có cái chết mới giải thoát nó. Nhưng Hamlet không chết, phải chăng vì chàng quyết sống để hành động, để trả thù. Thực tế, “nỗi sợ làm làm cho tâm trí rối bời và bắt ta phải cam chịu mọi khổ nhục trên cõi thế này còn hơn là bay tới những nỗi khổ nhục khác mà ta chưa hề biết đến”. Nỗi sợ ấy kéo Hamlet về với cuộc đời, ngăn không cho chàng tự vẫn. Trí tụê giúp chàng thấu hiểu mọi mâu thuẫn và nhận thức được những triết lý đắng cay, đau đớn của cuộc đời. Dù đã hành động và giải quyết được hận thù tuy nhiên bi kịch của Hamlet đó là bi kịch của “một trí tuệ thức tỉnh quá sớm” một trí tuệ quằn quại trong đau đớn giữa một thực tại thù địch với nó.