Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

I. Yêu cầu

- Nêu được vấn đề giàu ý nghĩa, gợi mở cách nhìn nhận sâu hơn về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh.

- Thể hiện được quan điểm rõ ràng của người viết về vấn đề, thông qua hệ thống luận điểm chặt chẽ, các lí lẽ sắc bén và những bằng chứng phù hợp, sinh động.

- Dẫn được những ý kiến trái chiều có thể có về vấn đề được bàn luận để phản bác nhằm củng cố lập luận của bài viết.

- Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề.

II. Phân tích bài viết tham khảo

Bài viết tham khảo: Lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống

1. Thẻ trong văn bản đọc

Câu 1: Nêu vấn đề bàn luận theo lối trực tiếp.

Lắng nghe được những tiếng thì thầm trong cuộc sống.

Câu 2: Luận điểm 1: Bàn về nghĩa của từ “lắng nghe”.

- Lắng nghe trước hết thể hiện sự tập trung tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài.

- Lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.

- Biết lắng nghe có nghĩa là có khả năng sẻ chia với những nghĩ suy, tâm tư khát vọng của người khác…

Câu 3: Luận điểm 2 - Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế.

- Đó là lời tâm sự của một em bé … Tết gần về,…

- Ta vui mừng … đến Ai Cập.

Câu 4: Luận điểm 3 - Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm.

- Thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói.

- Mỗi người cần lắng lòng lại để suy nghĩ đối diện với mẹ thiên nhiên vĩ đại.

- Những âm thanh ấy giúp con người giao hòa cùng thiên nhiên.

Câu 5: Luận điểm 4 - Phản bác ý kiến trái chiều.

- Nhưng có phải vì sự “bé mọn” của những tiếng thì thầm ấy mà ta có thể bỏ qua chúng, bởi cuộc sống này còn biết bao điều đang khiến ta quan tâm.

- Nếu không biết lắng nghe tiếng nói nhỏ bé của cuộc sống thì cuộc đời này sẽ trở nên nhạt nhẽo hoặc chỉ toàn âm thanh ồn ã, chát chúa.

- Và sẽ chẳng còn những ánh mắt sẻ chia, những bàn tay đan kết, những cử chỉ dịu dàng gửi chút tấm lòng “để gió cuốn đi”.

Câu 6: Luận điểm 5 - Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe.

- Lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp: cảm nhận chân thực và biết trân quý hơn những giá trị sống quanh mình,…

- Lắng nghe bằng cả tâm hồn, ta sẽ cảm nhận những gửi trao đầy ắp yêu thương.

- Đó là sợi dây vô hình kết nối con người với nhau và con người với thế giới xung quanh.

Câu 7: Kết luận về vấn đề bàn luận.

- Chỉ một khoảnh khắc sống chậm lại và lắng nghe, ta có thể nhận ra bao thông điệp của cuộc sống. Và một khi lắng nghe đã trở thành nhu cầu, tâm hồn mỗi người sẽ trở nên nhạy cảm, tinh tế hơn, biết trân trọng từng giây, từng phút của mỗi ngày và cuộc sống bớt đi sự tẻ nhạt,…

- Phải chăng, con người sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống nhờ học cách biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm.

2. Trả lời câu hỏi bài mẫu

Câu 1: Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề gì trong cuộc sống?

- Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề lắng nghe trong cuộc sống (lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống).

Câu 2: Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- Các luận điểm đã được tác giả triển khai:

  • Luận điểm 1: Bàn về nghĩa của từ lắng nghe.
  • Luận điểm 2: Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế.
  • Luận điểm 3: Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm.
  • Luận điểm 4: Phản bác ý kiến trái chiều.
  • Luận điểm 5: Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe.

- Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm có mối liên hệ mật thiết, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Mỗi luận điểm đều có vị trí riêng nhưng đều nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

Câu 3: Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi khai triển từng luận điểm.

Luận điểm Lí lẽ

Bằng chứng

Bàn về nghĩa của từ lắng nghe.

- Lắng nghe trước hết thể hiện sự tập trung tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài.

- Lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.

- Biết lắng nghe có nghĩa là có khả năng sẻ chia với những nghĩ suy, tâm tư khát vọng của người khác…

- Chỉ khi lắng nghe, chúng ta mới nhận ra những tiếng thì thầm, khẽ khàng hay những âm thanh không lời.
Bàn về việc lắng nghe nỗi buồn vui của con người với những bằng chứng thực tế.

- Khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống hằng ngày của con người, ta sẽ nhận thấy có những tiếng nói chỉ “thầm thì” thôi mà ẩn chứa biết bao cung bậc tình cảm.

- Biết lắng nghe, ta sẽ biết xúc động, cùng vui cùng buồn với từng cảnh ngộ.

- Lắng nghe những tiếng thì thầm, ta thấy con người và cuộc sống phong phú, đa dạng biết nhường nào.

- Đó là lời tâm sự của một em bé … Tết gần về,…

- Ta vui mừng … đến Ai Cập.

Bàn về việc lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên qua trải nghiệm.

- Thiên nhiên quanh ta cũng có tiếng nói.

- Mỗi người cần lắng lòng lại để suy nghĩ đối diện với mẹ thiên nhiên vĩ đại.

- Những âm thanh ấy giúp con người giao hòa cùng thiên nhiên.

- Ta sẽ nhận ra những tiếng thì thầm của lá rơi khẽ khàng trước ngõ, của giọt sương long lanh… con người,…

Phản bác ý kiến trái chiều.

- Nhưng có phải vì sự “bé mọn” của những tiếng thì thầm ấy mà ta có thể bỏ qua chúng, bởi cuộc sống này còn biết bao điều đang khiến ta quan tâm.

- Nếu không biết lắng nghe... chát chúa.

- Và sẽ chẳng còn...  “để gió cuốn đi”.

- Khi ấy,… náo nhiệt này.

Bàn về ý nghĩa của việc lắng nghe.

- Lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp: cảm nhận chân thực và biết trân quý hơn những giá trị sống quanh mình,…

- Lắng nghe bằng cả tâm hồn, ta sẽ cảm nhận những gửi trao đầy ắp yêu thương.

- Đó là sợi dây vô hình kết nối con người với nhau và con người với thế giới xung quanh.

- Học cách lắng nghe từng tiếng tích tắc của đồng hồ trên vách, ta sẽ hiểu thời gian đang thì thầm nhắc mình về tuổi trẻ đang qua, về những khát vọng còn dang dở, để ta biết sống có ý nghĩa hơn.

Câu 4: Bạn muốn bổ sung điều gì cho bài viết?

Có thể bổ sung thêm:

  • Luận điểm: Phương pháp/cách thức để lắng nghe.
  • Bằng chứng: Những bằng chứng cụ thể, nổi bật (có thể từ người nổi tiếng, có sức lan tỏa, truyền cảm hứng mạnh mẽ,...)

III. Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

Cần tìm kiếm vấn đề từ những nguồn khác nhau: từ trải nghiệm, suy nghĩ của bản thân về cuộc sống; từ sách báo, các phương tiện truyền thông;… từ đó, chọn một vấn đề mà bạn tâm đắc để làm đề tài cho bài viết.

Gợi ý:

- Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương?

- Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách?

- Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn với việc khẳng định tính tự chủ của bản thân?

- Ý nghĩa của việc phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì?

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

- Bài viết bàn luận về vấn đề gì?

- Những khía cạnh nào của vấn đề được bàn luận? Những khía cạnh đó tác động tích cực hay tiêu cực đến đời sống con người?

- Những lí lẽ và bằng chứng nào cần huy động?

- Ý kiến trái chiều có thể có có về vấn đề được bàn luận là gì? Có thể phản bác ý kiến đó như thế nào?

- Ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề là gì?

b. Lập dàn ý

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề trong cuộc sống cần bàn luận. Có thể nêu vấn đề thông qua một câu chuyện, một tình huống đời sống, một câu hỏi nhận thức,…

Thân bài

- Trình bày bản chất của vấn đề đời sống được bàn luận và nêu quan điểm của người viết.

- Xem xét vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, bàn về các khía cạnh của vấn đề.

- Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều.

- Phân tích tác động của việc nhận thức đúng đắn về vấn đề đối với cá nhân hoặc cộng đồng.

Kết bài

- Rút ra ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề (gợi mở suy nghĩ, định hướng hành động,…).

3. Viết

- Mở bài và kết bài viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.

  • Mở bài giới thiệu hấp dẫn vấn đề của cuộc sống để bàn luận;
  • Kết bài khép lại việc bàn luận một cách có ấn tượng.

- Mỗi luận điểm ở phần Thân bài cần rõ ràng, thể hiện được ý thức của người viết về mối quan hệ giữa con người với cuộc sống xung quanh. Bằng chứng cần lấy từ những trải nghiệm thực tế của bản thân và các thông tin thu thập được từ sách báo, các phương tiện truyền thông.

- Có thể soi chiếu vấn đề từ các góc nhìn khác nhau; nêu ý kiến phản biện đối với những quan điểm chưa thỏa đáng; mở rộng, đối chiếu, liên hệ với những vấn đề có liên quan.

- Văn phong cần sáng rõ, phù hợp với đối tượng tiếp nhận và nội dung vấn đề.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện.

Đối chiếu bài viết với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để phát hiện những nội dung cần bổ sung, các lỗi cần chỉnh sửa nhằm hoàn thiện bài viết.

  • 123 lượt xem
Sắp xếp theo