Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

I. Yêu cầu

- Nêu được vấn đề thực sự có ý nghĩa, hướng đến việc hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại.

- Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, phù hợp với logic của vấn đề bàn luận; sử dụng các lý lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, thích hợp, đầy đủ.

- Nêu được ý kiến về vấn đề bàn luận từ một góc nhìn khác.

- Rút ra được ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề.

II. Phân tích bài viết tham khảo

Bài viết tham khảo: Cư dân của hành tinh

1. Thẻ trong văn bản đọc

Câu 1: Nêu vấn đề cần bàn luận theo lối gián tiếp.

Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận: Cư dân của hành tinh.

Câu 2: Luận điểm 1: Xem xét vấn đề từ nguồn gốc chung của loài người.

Câu 3: Luận điểm 2: Xem xét vấn đề từ thực tiễn lịch sử cận – hiện đại của thế giới.

Câu 4: Nêu bằng chứng xác nhận sự kết nối với nhau của con người trên Trái Đất hiện nay.

Tất cả những tiện nghi … là những minh chứng rõ ràng.

Câu 5: Luận điểm 3: Xem xét vấn đề từ mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.

Câu 6: Nêu bằng chứng từ những sự kiện mang tính chất đại chúng.

- Một mẫu điện thoại di động … quốc gia, lãnh thổ.

- Một cú sút thần sầu của … phấn khích.

Câu 7: Luận điểm 4: Xem xét vấn đề từ góc nhìn khác.

- Xu hướng toàn cầu hóa kéo theo nhiều hệ lụy.

Câu 8: Nêu bằng chứng cho ý kiến từ góc nhìn khác: toàn cầu hóa gặp nhiều thách thức.

- Phản ứng co cụm … vô lối của con người.

Câu 9: Luận điểm 5: Ứng xử thực tế cần có của mỗi người khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bàn luận.

Câu 10: Thay lời kết luận bằng một trích dẫn phù hợp.

- Lần đầu tiên, con người đã thực sự …. cả mặt toàn cầu nữa.

2. Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài viết và ý nghĩa của nó.

- Vấn đề: Cư dân của hành tinh

- Ý nghĩa: Đây là vấn đề đáng suy ngẫm để xác định được cho mình một thái độ sống tích cực, có trách nhiệm với cuộc đời và sự sống nói chung.

Câu 2: Xác định hệ thống luận điểm được triển khai trong bài viết.

- Luận điểm 1: Xem xét vấn đề từ nguồn gốc chung của loài người.

- Luận điểm 2: Xem xét vấn đề từ thực tiễn lịch sử cận – hiện đại của thế giới.

- Luận điểm 3: Xem xét vấn đề từ mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.

- Luận điểm 4: Xem xét vấn đề từ góc nhìn khác.

- Luận điểm 5: Ứng xử thực tế cần có của mỗi người khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bàn luận.

Câu 3: Nhận xét về mức độ thuyết phục của các bằng chứng được người viết đưa ra.

Dẫn chứng cụ thể, đa dạng tạo nên độ thuyết phục cao cho bài viết.

III. Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Gợi ý một số đề tài có thể chọn đọc: Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn; Thực hành lối sống xanh; Đấu tranh cho bình đẳng giới; Tôn trọng sự khác biệt; Sự cần thiết của việc học ngoại ngữ; Trách nhiệm với lớp người yếu thế trong xã hội; Ý nghĩa của các diễn đàn, câu lạc bộ khởi nghiệp…

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

- Có thể nhìn nhận vấn đề từ những góc độ và theo các cấp độ nào?

- Nên chọn những bằng chứng gì để làm sáng tỏ các luận điểm.

- Những ý kiến sáng giá nào có thể trích dẫn?

- Có thể bàn về vấn đề từ góc nhìn trái chiều như thế nào?

- Việc nhận thức sâu sắc về vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, trước hết là với chính người viết?

b. Lập dàn ý

Mở bài

- Nêu vấn đề cần bàn luận, hướng bàn luận và ý nghĩa chung của việc bàn luận về vấn đề.

Thân bài

- Miêu tả khái quát hoàn cảnh đời sống làm nảy sinh vấn đề.

- Phân tích lần lượt từng khía cạnh vấn đề theo trình tự từ hẹp đến rộng hoặc từ rộng đến hẹp với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp.

- Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề.

- Nêu trải nghiệm của bản thân với vấn đề được bàn luận.

- Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều.

Kết bài

- Tóm tắt những luận điểm chính đã trình bày và khẳng định ý nghĩa của vấn đề trên cơ sở thu thập nhiều tư liệu và bằng chứng mới.

3. Viết

- Bám sát dàn ý đã lập để viết, có thể điều chỉnh các nhận xét, đánh giá cho phù hợp với những bằng chứng được đưa ra.

- Mỗi luận điểm cần được triển khai thành một đoạn văn, có câu chủ đề với các ý nhỏ triển khai chủ đề.

- Thường xuyên chú ý mạch lạc và liên kết của bài viết, sử dụng chính xác và đúng chỗ các phương tiện liên kết.

- Việc trích dẫn các ý kiến bàn về vấn đề (nếu có) cần đảm bảo tính trung thực, không cắt xén, có ghi nguồn đầy đủ, chính xác (phần trích dẫn trực tiếp phải được đặt trong ngoặc kép).

- Chú ý sử dụng hình thức đối thoại (với các quan điểm khác) nhằm làm cho vấn đề trở nên nổi bật và sắc nét.

- Có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố tự sự và biểu cảm, nhất là khi đề cập những trải nghiệm của bản thân để làm tăng tình thuyết phục của lập luận.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Bổ sung ý cần thiết hay lược bỏ những ý đi xa vấn đề chính cần bàn luận.

- Kiểm tra tính chặt chẽ, hợp lý của bố cục; có thể đảo vị trí các đoạn, các câu nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo sự liền mạch, logic của lập luận.

- Triển khai hoàn chỉnh những ý còn sơ sài.

- Thay thế phương tiện liên kết chưa được dùng chính xác và bổ sung phương tiện liên kết chưa được dùng chính xác và bổ sung phương tiện liên kết cần thiết, phù hợp.

- Sửa các lỗi chính tả, diễn đạt và trình bày (nếu có).

  • 11 lượt xem
Sắp xếp theo