- Thường có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ: Tế bào nhân thực có kích thước khoảng 10 – 100 µm. Một số tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ,…
- Có cấu tạo phức tạp hơn:
Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
Tế bào nhân sơ |
Tế bào nhân thực |
- Có kích thước nhỏ hơn. |
- Có kích thước lớn hơn. |
- Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân). |
- Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh). |
- Chưa có hệ thống nội màng. |
- Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt. |
- Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc. |
- Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc. |
- Không có hệ thống khung xương tế bào. |
- Có hệ thống khung xương tế bào. |
- Tế bào thực vật và tế bào động vật đều là những tế bào nhân thực điển hình nhưng chúng cũng có những đặc điểm cấu trúc thích nghi riêng.
Tế bào thực vật |
Tế bào động vật |
Có thành cellulose bao quanh màng sinh chất |
Không có thành cellulose bao quanh màng sinh chất |
Có lục lạp |
Không có lục lạp |
Thường không có trung thể |
Có trung thể |
Có không bào trung tâm lớn |
Không có không bào hoặc có không bào nhưng có kích thước nhỏ |
Không có lysosome |
Có lysosome |
Chất dự trữ là tinh bột, dầu |
Chất dự trữ là glycogen, mỡ |
- Số lượng: Mỗi tế bào nhân thực thường chỉ có một nhân.
- Hình dạng và kích thước: Phần lớn nhân tế bào có dạng hình cầu, với đường kính khoảng 5 µm.
- Cấu trúc:
- Chức năng:
- Số lượng: Số lượng ribosome trong tế bào tỉ lệ thuận với tốc độ tổng hợp protein của tế bào. Ở những tế bào có tốc độ tổng hợp protein cao, số lượng ribosome trong một tế bào khá lớn, có thể lên tới vài triệu.
- Hình dạng và kích thước: Có hình cầu, đường kính khoảng 150 Å.
- Cấu trúc:
- Chức năng: Ribosome là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.
- Vị trí: Màng của lưới nội chất nối trực tiếp với màng ngoài của nhân.
- Cấu tạo và chức năng:
Lưới nội chất hạt |
Lưới nội chất trơn |
Gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn. Trên màng lưới nội chất có các hạt ribosome. |
Gồm hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, có ít hoặc không có ribosome, chứa các enzyme tổng hợp lipid, chuyển hóa đường, khử độc,... |
Có chức năng tổng hợp protein, các protein sau khi được tổng hợp sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để chuyển qua túi tiết và vận chuyển đến bộ máy Golgi. |
Có chức năng tổng hợp lipid, chuyển hóa đường, khử độc, dự trữ Ca2+,…
|
- Tế bào gan chứa hệ thống lưới nội chất phát triển mạnh để khử độc từ rượu và các chất độc hại khác.
- Cấu tạo: Gồm các túi màng dẹp nằm song song với nhau nhưng tách rời nhau.
- Chức năng: Là nơi tập trung chế biến, lắp ráp, đóng gói và phân phối các phân tử protein và lipid đến những nơi cần thiết.
* Ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình thực hiện chức năng tổng hợp protein. Cụ thể:
- Ribosome là nơi tổng hợp protein.
- Protein tổng hợp được ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để vận chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi.
- Tại bộ máy Golgi, protein được chế biến, lắp ráp cho hoàn thiện cấu trúc. Sau đó, những protein này sẽ được đóng gói vào trong các túi tiết và phân phối đến các vị trí khác nhau trong tế bào hoặc xuất ra ngoài qua màng tế bào.
- Hình dạng: là bào quan có dạng túi.
- Cấu tạo:
- Chức năng:
- Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc, chỉ có ở thực vật. Không bào nằm ở trung tâm tế bào, có nguồn gốc từ bộ máy golgi
- Tế bào thực vật có không bào trung tâm với kích thước lớn và tồn tại lâu dài. Tế bào động vật có không bào nhỏ, tồn tại trong thời gian ngắn.
- Cấu tạo: Là bào quan có màng đơn, chứa dịch lỏng.
- Chức năng:
- Vị trí: thường nằm gần lưới nội chất.
- Hình dạng: Là bào quan dạng hình cầu.
- Cấu tạo: Được bao bọc bởi một màng đơn mỏng, trên màng có protein màng.Trong peroxisome chứa các enzyme phân giải chất độc, H2O2, lipid,…
- Chức năng:
- Kích thước và hình dạng: Kích thước và hình dạng phụ thuộc vào loại tế bào.
- Số lượng: Số lượng ti thể tùy thuộc vào loại tế bào và hoạt động của tế bào. Tế bào nào hoạt động càng nhiều, nhu cầu năng lượng càng cao thì càng có nhiều ti thể.
- Cấu tạo:
- Chức năng: Ti thể là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào, giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống đồng thời tạo nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào.
- Là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật và một số nguyên sinh vật (tảo lục, trùng roi,…).
- Hình dạng: thường có hình bầu dục.
- Số lượng: Mỗi tế bào thường có nhiều lục lạp.
- Cấu tạo:
- Vai trò: Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp (có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học).
a) Tế bào chất
- Cấu tạo: gồm bào tương và các bào quan khác.
- Vai trò: là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
b) Bộ khung xương tế bào
- Cấu tạo: gồm hệ thống mạng vi sợi, sợi trung gian và vi ống kết nối với nhau.
- Vai trò:
c) Trung thể
- Là bào quan chỉ có ở tế bào động vật.
- Cấu tạo:
- Vai trò: Trung thể là bào quan hình thành nên thoi phân bào giúp NST di chuyển khi tế bào phân chia.
a) Cấu trúc
Màng tế bào được cấu tạo từ 2 thành phần chính là lớp kép phospholipid và các loại protein.
- Lớp kép phospholipid được giữ lại với nhau nhờ các tương tác kị nước giữa các phân tử. Lớp kép phospholipid có cấu trúc lỏng lẻo, phân tử phospholipid trong cùng một lớp không cố định tại một vị trí mà luôn di chuyển. Nhờ đó, các phân tử protein màng dễ dàng di chuyển và tế bào dễ dàng biến đổi hình dạng.
- Các protein màng được chia thành hai loại: protein xuyên màng (protein xuyên qua lớp kép phospholipid) và protein bám màng (protein liên kết với phía ngoài của lớp phospholipid). Các protein màng thường liên kết với các phân tử đường ngắn tạo nên các phân tử glycoprotein hay liên kết với lipid tạo nên lipoprotein.
- Ngoài ra, để điều chỉnh tính linh hoạt của màng sinh chất, trên lớp kép phospholipid còn có thể được chèn thêm các phân tử cholesterol (ở tế bào động vật) và sterol (ở tế bào thực vật).
b) Chức năng
Màng tế bào có chức năng quan trọng trong việc duy trì sự sống ở cấp độ tế bào:
- Ngăn cách phần tế bào chất với môi trường bên ngoài, đảm bảo cho các cấu trúc tế bào cũng như môi trường bên trong tế bào không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi của môi trường.
- Kiểm soát các chất ra vào tế bào theo cách có thể điều chỉnh số lượng, tốc độ các chất ra vào tế bào theo nhu cầu và loại bỏ những sản phẩm trao đổi chất không sử dụng → Có tính thấm chọn lọc, chỉ cho những chất nhất định ra và vào tế bào.
- Tiếp nhận thông tin từ môi trường và truyền tín hiệu vào trong tế bào, nhờ đó tế bào có thể đưa ra các đáp ứng thích nghi với điều kiện môi trường.
- Quy định hình dạng tế bào phù hợp với chức năng của chúng.
- Vị trí: nằm bên ngoài màng tế bào thực vật và nấm.
- Cấu tạo:
- Vai trò: Thành tế bào có chức năng bảo vệ, định hình tế bào.
- Tồn tại ở một số tế bào nhân thực: một số động vật đơn bào có lông và roi để bơi trong nước; tế bào niêm mạc khí quản, niêm mạc mũi có các lông rung; tinh trùng của động vật và người có roi để bơi đến thụ tinh cho trứng; tế bào niêm mạc của ống dẫn trứng có các lông giúp đưa trứng đã thụ tinh đến tử cung;…
- Số lượng: Trên một tế bào, lông thường có nhiều còn roi thường chỉ có một hoặc vài chiếc.
- Cấu tạo: có dạng sợi nhô ra khỏi màng tế bào, được cấu tạo từ các vi ống; roi thường dài và lớn hơn lông.
- Vai trò:
a) Chất nền ngoại bào
- Các tế bào động vật tiết ra các chất cấu tạo nên cấu trúc ở phía bên ngoài tế bào được gọi là chất nền ngoại bào.
- Cấu tạo chất nền ngoại bào:
- Vai trò: Điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một mô có thể phối hợp các hoạt động với nhau.
b) Mối nối giữa các tế bào
Các tế bào trong cơ thể đa bào kết nối với nhau bằng mối nối kín và mối nối hở.
- Mối nối kín: Các tế bào được ghép sát với nhau bằng các loại protein đặc biệt khiến cho các chất không thể lọt qua được khe hở giữa các tế bào. Điều đó đảm bảo tế bào có thể chọn lọc được những chất cần thiết, tránh hấp thụ những chất có hại.
- Mối nối hở: Nhờ có mối nối này các tế bào của mô được ghép với nhau bằng các cấu trúc tạo nên các kênh cho phép các tế bào truyền cho nhau những chất nhất định.