Luyện tập Tính theo phương trình hóa học

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy

    Cho cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đi oxit. Nếu muốn đốt cháy 10 mol CO thì cần dùng bao nhiêu mol O2 để sau phản ứng người ta chỉ thu được một chất khí duy nhất.

    Hướng dẫn:

     Phương trình hóa học của phản ứng:

    2CO + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2CO2 

    Theo phương trình hóa học ta có:

            Đốt cháy 2 mol CO cần 1 mol O2.

    Vậy: Đốt cháy 10 mol CO cần 5 mol O2

  • Câu 2: Thông hiểu
    Tính số mol HCl

    Cho phương trình hóa học:

    Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

    Để thu được 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl?

    Hướng dẫn:

     Số mol của BaCl2:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{BaCl}}_2}=\frac{4,16}{208}=0,02\;(\mathrm{mol})

    Theo phương trình hóa học ta có:

             Để thu được 1 mol BaCl2 cần 2 mol HCl.

    Vậy: Để thu được 0,02 mol BaCl2 cần 0,04 mol HCl.

  • Câu 3: Nhận biết
    Tính số mol O2 tham gia phản ứng

    Cho phương trình phản ứng sau:

    2Mg + O2  \xrightarrow{\mathrm t^\circ}​ 2MgO

    Nếu có 0,2 mol MgO sinh ra sau phản ứng thì số mol O2 đã tham gia phản ứng là bao nhiêu mol?

    Hướng dẫn:

     Theo phương trình hóa học ta có:

            Để thu được 2 mol MgO, cần 1 mol O2 tham gia phản ứng.

    Vậy: Để thu được 0,2 mol MgO, cần 0,1 mol O2 tham gia phản ứng

  • Câu 4: Vận dụng cao
    Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng

    Nhiệt phân 2,45 g KClO3 thu được O2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Cho O2 vừa thu được tác dụng với Zn thì được chất rắn. Tính khối lượng chất rắn.

    Hướng dẫn:

     Số mol của KClO3 thu được là:

    {\mathrm n}_{\;{\mathrm{KClO}}_3\;}=\frac{2,45}{122,5}=0,02\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học nhiệt phân KClO3:

    2KClO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2KCl + 3O2             (1)

    Theo phương trình hóa học (1) ta có:

    2 mol KClO3 phản ứng, thu được 3 mol O2.

    Vậy: 0,02 mol KClO3 phản ứng thu được 0,03 mol O2.

    Phương trình hóa học Zn tác dụng với khí oxi vừa thu được:

    2Zn + O2 ightarrow 2ZnO                  (2)

    Theo phương trình hóa học (2) ta có:

            1 mol  O2 phản ứng thu được 2 mol ZnO.

    Vạy: 0,03 mol O2 phản ứng thu được 0,06 mol ZnO.

    Khối lượng chất rắn (ZnO) thu được sau phản ứng:

    mZnO = nZnO.MZnO = 0,06.81 = 4,86 (g)

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định kim loại R

    Biết rằng 3,9 gam một kim loại R (có hóa trị I) tác dụng vừ đủ với 1,12 lít khí clo (ở đktc) theo phản ứng:

    2R + Cl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2RCl

    Xác định kim loại R.

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2}\;=\;\frac{1,12}{22,4}=0,05\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

    2R + Cl2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2RCl 

    Theo phương trình hóa học ta có:

           1 mol Cl2 phản ứng cần 2 mol kim loại R.

    Vậy 0,05 mol Cl2 phản ứng cần 0,1 mol kim loại R.

    Vậy khối lượng mol của R là:

    {\mathrm M}_{\mathrm R}=\frac{3,9}{0,1}=\;39\;(\mathrm g/\mathrm{mol})

    Vậy R là kali.

  • Câu 6: Vận dụng
    Xác định chất còn dư sau phản ứng

    Cho 8,45 g Zn tác dụng với 5,376 lít khí clo (đktc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư?

    Hướng dẫn:

     Số mol của Zn:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Zn}}=\frac{8,45}{65}=0,13\;(\mathrm{mol})

    Số mol khí Cl2:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{Cl}}_2}=\frac{5,376}{22,4}=0,24\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

    Zn + Cl2 ightarrow ZnCl2

    Theo phương trình hóa học ta có:

            1 mol Zn phản ứng cần 1 mol Cl2.

    Vậy: 0,13 mol Zn phản ứng cần 0,13 mol Cl2.

    Mà nCl2 ban đầu = 0,24 mol > 0,13 mol

    Vậy sau phản ứng clo dư.

  • Câu 7: Nhận biết
    Các bước tính toán theo phương trình hóa học

    Khi tính toán theo phương trình hóa học, cần thực hiện mấy bước cơ bản?

    Hướng dẫn:

    Các bước tiến hành: Gồm 4 bước

    Bước 1: Viết phương trình hóa học.

    Bước 2: Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất.

    Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.

    Bước 4: Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n . M) hoặc thể tích khí ở đktc (V = 22,4.n).

  • Câu 8: Nhận biết
    Xác định công thức hóa học

    Đốt khí hi đro trong khí oxi người ta nhận thấy cứ 2 thể tích khí hi đro kết hợp với 1 thể tích khí oxi tạo thành nước. Công thức hóa học đơn giản của nước là:

    Hướng dẫn:

    Vì 2 thể tích khí hiđro kết hợp với 1 thể tích khí oxi có nghĩa là:

    VH2 = 2.VO2 hay nH2 = 2nO2

    Vậy 2 phân tử H2 kết hợp với 1 phân tử O2.

    Vậy công thức đơn giản của nước là H2O.

  • Câu 9: Nhận biết
    Tìm khẳng định không đúng

    Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tính toán theo phương trình hóa học?

    Hướng dẫn:

     Sơ đồ phản ứng chưa biểu thị được tỉ lệ phản ứng giữa các chất trong phương trình nên sẽ cho kết quả sai khi tính toán theo phương trình hóa học.

  • Câu 10: Thông hiểu
    Tính số mol CaCO3 cần dùng

    Cho phương trình hóa học:

    CaCO3 → CO2 + H2O

    Để điều chế 2,24 lít CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là

    Hướng dẫn:

     Số mol của CO2 là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2}=\frac{2,24}{22,4}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Theo phương trình hóa học ta có:

            Để điều chế 1 mol CO2 cần 1 mol CaCO3

    Vậy, Để điều chế 0,1 mol CO2 cần 0,1 mol CaCO3

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính khối lượng oxit sau phản ứng

    Cho 13,7 g bari tác dụng với 3,2 g oxi thu được hợp chất oxit BaO. Tính khối lượng oxi sau phản ứng.

    Hướng dẫn:

     Trước phản ứng:

    Số mol Ba là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Ba}}=\frac{13,7}{137}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Số mol oxi là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{3,2}{32}=0,1\;\mathrm{(mol)}

    Phương trình hóa học:

    2Ba + O2 ightarrow 2BaO

    Theo phương trình hóa học ta có:

             2 mol Ba phản ứng với 1 mol oxi.

    Vậy: 0,1 mol Ba phản ứng với 0,05 mol oxi.

    Số mol oxi dư sau phản ứng là:

    nO2 sau phản ứng = nO2 ban đầu - nO2 phản ứng

    \Rightarrow nO2 sau phản ứng  = 0,1 - 0,05 = 0,05 (mol)

    Vậy khối lượng của oxi sau phản ứng:

    mO2 = nO2.MO2 = 32.0,05 = 1,6 (gam)

  • Câu 12: Thông hiểu
    Xác định giá trị của V

    Cho V lít khí hiđro (đktc) đi qua đồng (II) oxit nóng màu đen, người ta thu được 0,32 gam kim loại đồng màu đỏ và hơi nước ngưng tụ. Giá trị của V là:

    Hướng dẫn:

    Số mol đồng thu được là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Cu}}=\frac{3,2}{64}=0,05\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

    H2 + CuO ightarrow Cu + H2O

    Theo phương trình hóa học ta có:

    Để thu được 1 mol đồng cần 1 mol H2 phản ứng

    Vậy: Để thu được 0,1 mol đồng cần 0,1 mol H2 phản ứng.

    Thể tích khí H2 cần dùng là:

    VH2 = V = 0,05.22,4 = 1,12 (l)

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính thể tích khí

    Cho 98 g H2SO4 loãng 20% phản ứng với thanh nhôm, thấy có khí hiđro bay lên. Tính thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

    Hướng dẫn:

     Khối lượng của H2SO4 là:

    mH2SO4 = 20%.98 = 19,6 gam

    Số mol của H2SO4 là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4}=\frac{19,6}{98}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Phản ứng hóa học:

    2Al + 3H2SO4 ightarrow Al2(SO4)3 + 3H2

    Theo phương trình hóa học ta có:

            3 mol H2SO4 phản ứng, tạo thành 3 mol H2

    Vậy: 0,2 mol H2SO4 phản ứng, tạo thành 0,1 mol H2.

    Thể tích khí hi đro bay lên ở điều kiện tiêu chuẩn là:

    VH2 = 22,4.0,2 = 4,48 (l)

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính thể khí khí thu được

    Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2?

    Hướng dẫn:

    Số mol Fe tham gia phản ứng là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}=\frac{5,6}{56}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

    Fe + 2HCl ightarrow FeCl2 + H2

    Theo phương trình hóa học ta có:

            1 mol Fe phản ứn thu được 1 mol H2.

    Vậy: 0,1 mol Fe phản ứng thu được 0,1 mol H2.

    Thể tích khí H2 thu được là:

    VH2 = 22,4.0,1 = 2,24 (l) = 2240 (ml)

  • Câu 15: Thông hiểu
    Tính số mol chất rắn

    Tron phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí oxi bằng cách đốt nóng kali clorat:

    2KClO3  \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2KCl + 3O2

        (rắn)          (rắn)     (khí)

    Nếu có 0,1 mol KClO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được bao nhiêu mol chất rắn và khí?

    Hướng dẫn:

     Chất rắn và khí thu được sau phản ứng lần lượt là KCl và 3O2.

    Theo phương trình phản ứng ta có:

             2 mol KClO3 phản ứng thu được 2 mol KCl và 3 mol O2.

    Vậy: 0,1 mol KClO3 phản ứng thu được 0,1 mol KCl và 0,15 mol O2.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 222 lượt xem
Sắp xếp theo