Luyện tập Oxit

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Cách đọc tên oxit đúng

    Cách đọc tên oxit nào sau đây là đúng?

    Hướng dẫn:

    Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

    - CaO tên đúng là: Canxi oxit.

    Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit.

    - CuO tên đúng là: Đồng (II) oxit.

    - FeO tên đúng là: Sắt (III) oxit.

    Nếu phi kim có nhiều hóa trị:

                        Tên phi kim               +                           oxit

    (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim)           (Có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)

    - CO tên đúng là: Cacbon monoxit hay tên thường gọi là cacbon oxit.

  • Câu 2: Vận dụng
    Xác định công thức của oxit

    Cho oxit của kim loại R hóa trị IV, trong đó R chiếm 46,67% theo khối lượng. Công thức của oxit đó là:

    Hướng dẫn:

     Áp dụng quy tắc hóa trị \Rightarrow Công thức chung của oxit là RO2.

    Theo bài ra ta có R chiếm 46,7% về khối lượng nên:

    \%{\mathrm m}_{\mathrm R}=\frac{{\mathrm M}_{\mathrm R}}{{\mathrm M}_{\mathrm R}+16.2}=46,7\%

    \Rightarrow MR = 28 (silic: Si)

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng Fe2O3

    Khu mỏ sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên) có một loại quặng sắt (thành phần chính là Fe2O3). Khi phân tích một mẫu quặng này, người ta nhận thấy có 2,8 g sắt. Trong mẫu quặng trên, khối lượng sắt (III) oxit Fe2O3 ứng với hàm lượng sắt nói trên là

    Hướng dẫn:

     Số mol sắt có trong quặng là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Fe}}=\frac{2,8}{56}=0,05\;(\mathrm{mol})

    Ta có: 

         1 mol Fe2O3 chứa 2 mol Fe

    Vậy: x mol Fe2O3 chứa 0,05 mol Fe

    \Rightarrow\mathrm x\;=\frac{1.0,05}2=0,025\;(\mathrm{mol})

    \Rightarrow mFe2O3 = 0,025.260 = 4 (g)

  • Câu 4: Nhận biết
    Bazơ tương ứng của oxit bazơ

    Bazơ tương ứng của MgO là

    Hướng dẫn:

     Bazơ tương ứng của MgO là Mg(OH)2.

  • Câu 5: Nhận biết
    Tên gọi của oxit

    Tên gọi của P2O5

    Hướng dẫn:

    Với oxit axit của phi kim có nhiều hóa trị:

                           Tên phi kim              +                  oxit

    (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) (Có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)

    \Rightarrow Tên gọi của P2O5 là điphotpho pentaoxit.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Các công thức hóa học viết sai

    Xác định số công thức hóa học của oxit viết sai: CaO, CuO, NaO, SO2, CO3.

    Hướng dẫn:

    Các công thức hóa học viêt sai là: NaO và CO.

    Áp dụng quy tắc hóa trị:

    Ca có hóa trị II \Rightarrow Công thức hóa học CaO là đúng.

    Cu có hóa trị I và II \Rightarrow Công thức hóa học CaO là đúng.

    Hóa trị của Na là I \Rightarrow Công thức hóa học đúng là Na2O.

    Hóa trị của C là II và IV \Rightarrow Công thức hóa học đúng là CO hoặc CO2.

  • Câu 7: Thông hiểu
    Dãy chất là oxit bazơ

    Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxit ba zơ?

    Gợi ý:

     Oxit ba zơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

    Dãy chỉ gồm oxit bazơ là: K2O, CaO, CuO, BaO

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định tên gọi của hợp chất thu được

    Đốt cháy 13,64 gam photpho trong khí oxi thu được 31,24 gam hợp chất. Tên gọi của hợp chất thu được là

    Hướng dẫn:

    {\mathrm n}_{\mathrm P}=\frac{13,64}{31}=0,44\;\mathrm{mol}

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

    \Rightarrow mP + moxi = moxit

    \Rightarrow moxi = moxit – mP

                 = 31,24 – 13,64 = 17,6 gam

    \Rightarrow nO2 = 0,55 mol

    Gọi công thức hóa học của oxit là PxOy.

    Ta có:

    \frac{{\mathrm n}_{\mathrm P}}{{\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}}=\frac{2\mathrm x}{\mathrm y}=\frac{0,44}{0,55}=\frac{2\mathrm x}{\mathrm y}

    \Rightarrow\frac{\mathrm x}{\mathrm y}=\frac25

     Vậy công thức của oxit là P2O5 có tên gọi là điphotpho pentaoxit. 

  • Câu 9: Vận dụng
    Xác định công thức oxit

    Tỷ lệ khối lượng của nitơ và oxi trong một oxit là 7:20. Công thức của oxit là

    Hướng dẫn:

     Gọi công thức của oxit là NxOy:

    Theo bài ra ta có tỷ lệ khối lượng của nitơ và oxi trong oxit là 7:20, nên:

    \frac{{\mathrm m}_{\mathrm N}}{{\mathrm m}_{\mathrm O}}=\frac{14\mathrm x}{16\mathrm y}=\frac7{20}

    \Rightarrow\frac{\mathrm x}{\mathrm y}=\frac25

    Vậy công thức của oxit là N2O5.

  • Câu 10: Nhận biết
    Axit tương ứng của oxit axit

    Axit tương ứng của CO2

    Hướng dẫn:

     Axit tương ứng của CO2 là H2CO3.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Xác định công thức của oxit

    Công thức của crom(VI) oxit là

    Hướng dẫn:

    Crom có hóa trị VI, oxi có hóa trị II trong hợp chất.

    Gọi công thức oxit là CrxOy. Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

    x.VI = y.II

    \Rightarrow \frac{\mathrm x}{\mathrm y}=\frac{\mathrm{II}}{\mathrm{VI}}=\frac13

    Vậy công thức hóa học của oxit là CrO3.

  • Câu 12: Nhận biết
    Oxit axit

    Oxit nào sau đây là oxit axit?

    Hướng dẫn:

     Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

    \Rightarrow Oxit axit là CO2.

  • Câu 13: Vận dụng cao
    Xác định công thức oxit sắt

    Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Fe trong khí O2 cần vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc) tạo thành một oxit sắt. Công thức phân tử của oxit đó là công thức nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Goi công thức phân tử của oxit sắt là FexOy:

    nFe = 16,8 : 56 = 0,3 mol

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}\;=\frac{\;4,48\;}{22,4}=\;0,2\;(\mathrm{mol})

    \Rightarrow Số mol của nguyên tử oxi trong oxit là

    nO = 0,2.2 = 0,4 (mol)

    \Rightarrow x : y = nFe : nO = 0,3 : 0,4 = 3 : 4

    Vậy công thức phân tử của oxit sắt là: Fe3O4

  • Câu 14: Nhận biết
    Hợp chất không phải oxit

    Hợp chất nào sau đây không phải là oxit?

    Gợi ý:

     Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

    Vậy hợp chất không phải là oxit là CuS.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Dãy chất chỉ gồm các oxit

    Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

    Hướng dẫn:

     Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi.

    Dãy chỉ gồm các oxit là: MgO; CaO; CuO; FeO.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 283 lượt xem
Sắp xếp theo