Luyện tập Không khí - Sự cháy

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Phương pháp bảo vệ không khí trong lành

    Để bảo vệ không khí trong lành, chúng ta nên làm gì?

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính thể tích không khí trước phản ứng

    Cho không khí (chứa 80% thể tích là khí nitơ) tác dụng với đồng nung nóng trong thiết bị kín, xảy ra phản ứng oxi hóa đồng thành đồng (II) oxit. Phản ứng xong, người ta thu được 160 cm3 khí nitơ. Thể tích không khí trong thiết bị trước khi xảy ra phản ứng là (biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)

    Hướng dẫn:

     Khi cho không khí tác dụng với đồng nung nóng, chỉ có khí oxi tham gia phản ứng tạo thành đồng (II) oxit. Khí nitơ giữ nguyên sau phản ứng.

    Vậy thể tích khí nitơ ban đầu = 160 cm3

    Vậy thể tích không khí ban đầu là:

    {\mathrm V}_{{\mathrm N}_2}=80\%.{\mathrm V}_{\mathrm{kk}}\Rightarrow{\mathrm V}_{\mathrm{kk}}=\frac{{\mathrm V}_{{\mathrm N}_2}}{80\%}=\frac{160}{80\%}=200\;(\mathrm{cm}^3)

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định chất còn dư sau phản ứng

    Đốt cháy 6 g khí oxi và 6,2 g photpho trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

    Hướng dẫn:

    Số mol của khí oxi:
    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac6{32}=0,1875\;(\mathrm{mol})

    Số mol của photpho:

    {\mathrm n}_{\mathrm P}=\frac{6,2}{31}=0,2\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

    4P + 5O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2P2O5

    Ta thấy:

    \frac{{\mathrm n}_{\mathrm P}}4>\frac{{{\mathrm n}_{\mathrm O}}_2}5

    \Rightarrow Sau phản ứng O2 hết, P dư.

  • Câu 4: Thông hiểu
    Nguyên nhân cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn

    Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

    Hướng dẫn:

    Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Khi úp cốc lên, oxi trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • Câu 5: Vận dụng
    Xác định thành phần phần trăm Mg có trong hỗn hợp

    Đốt cháy hỗn hợp bột Al và Mg cần 16,8 lít oxi (đktc). Biết lượng Al trong hỗn hợp là 13,5 gam. Thành phần phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp là:

    Hướng dẫn:

    Số mo oxi cần để đốt cháy hết hỗn hợp là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm O}_2}=\frac{16,8}{22,4}=0,75\;(\mathrm{mol})

    Số mol nhôm có trong hỗn hợp là:

    {\mathrm n}_{\mathrm{Al}}=\frac{13,5}{27}=0,5\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

             4Al + 3O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2Al2O3

    mol: 0,5  ightarrow 0,375 

    Vậy số mol oxi dùng để đốt cháy magie là:

    0,75 - 0,375 = 0,375 (mol)

    Phương trình hóa học đốt cháy magie:

               2Mg + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2MgO

    mol: 0,75 \leftarrow 0,375

    Thành phần phần trăm về khối lượng của Mg trong hỗn hợp là:

    \%{\mathrm m}_\text{Mg}\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}\frac{0,75.24}{0,75.24\hspace{0.278em}+\hspace{0.278em}13,5}.100\%\hspace{0.278em}=\hspace{0.278em}57,14\%

  • Câu 6: Thông hiểu
    Bản chất của phản ứng cháy

    Chọn đáp án đúng nhất.

    Bản chất của phản ứng cháy là:

    Hướng dẫn:

    Đặc điểm của phản ứng cháy là:

    - Là phản ứng oxi hóa – khử giữa chất cháy và chất oxi hóa.

    - Có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính thể tích khí oxi cần dùng

    Thể tích không khí cần để oxi hóa hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất):

    Hướng dẫn:

    Vì tỉ lệ số mol chính bằng tỉ lệ thể tích nên ta có:

    Phương trình phản ứng:

        2NO + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2NO2

    V:  2   ightarrow  1

         20 ightarrow  10

    Ta có thể tích khí oxi chiểm khoảng 1/5 thể tích không khí \Rightarrow Thể tích không khí cần dùng là:

    {\mathrm V}_{\mathrm{kk}}\;=\frac{10}{\displaystyle\frac15}=50\;(\mathrm{lít})

  • Câu 8: Nhận biết
    Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm

    Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

    Hướng dẫn:

     Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều tỏa nhiệt.

  • Câu 9: Thông hiểu
    Dập tắt đám cháy do xăng dầu gây ra

    Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng:

    Hướng dẫn:

    Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước.

    Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.

  • Câu 10: Nhận biết
    Thành phần của không khí

    Trong không khí, khí oxi chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?

    Hướng dẫn:

     Không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiểm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là 21% thể tích không khí không khí, còn lại hầu hết là khí nitơ.

  • Câu 11: Nhận biết
    Sự oxi hóa chậm

    Sự oxi hoá chậm là

    Hướng dẫn:

     Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

  • Câu 12: Vận dụng cao
    Tính thể tích không khí đã dùng

    Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

    Hướng dẫn:

    Trong 5kg than chứa 90% cacbon

    \Rightarrow mC nguyên chất = 5.90% = 4,5 kg = 4500 gam

    Số mol C là:

    \Rightarrow{\mathrm n}_{\mathrm C}=\frac{4500}{12}=375\;\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học:

             C +  O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} CO2

    mol: 1  ightarrow  1

           375 ightarrow 375

    hể tích khí oxi cần dùng là:

    VO2 = 22,4.375 = 8400 (lít)

    Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí nên:

    \Rightarrow Vkk = 5.VO2 = 5.8400 = 42000 (lít)

  • Câu 13: Nhận biết
    Điều kiện để phát sinh phản ứng cháy

    Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:

    (1) Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

    (2) Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy.

    (3) Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.

    Hướng dẫn:

    Các điều kiện để phát sinh sự cháy là:

    - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy;

    - Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.

  • Câu 14: Thông hiểu
    Tính tỉ lệ thể tích

    Trong không khí tỉ lệ về thể tích giữa khí nitơ và khí oxi tương ứng xấp xỉ là

    Hướng dẫn:

     Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% khí oxi, 78% khí nitơ, còn lại là khí cacbonic, khí hiếm, hơi nước và một số chất khí khác.

    \Rightarrow Tỉ lệ thể tích giữa khí nitơ và khí oxi tương ứng xấp xỉ bằng 78% : 21% = 4 : 1.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Xác định chất khí

    Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit. Khí nào trong không khí gây nên tính axit đó?

    Hướng dẫn:

    Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit \Rightarrow không khí có chứa oxit axit. 

     \Rightarrow Khí đó là cacbon đioxit (CO­2).

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 219 lượt xem
Sắp xếp theo