Tải file làm trên giấy

Ôn tập Bài luyện tập 5

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
00:00:00
  • Câu 1: Nhận biết
    Phương pháp thu khí oxi

    Phương pháp thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là dựa trên tính chất nào của khí oxi?

    Hướng dẫn:

    Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí nhờ dựa vào tính chất: khí oxi nặng hơn không khí

  • Câu 2: Thông hiểu
    Hiện tượng của phản ứng

    Chất rắn màu vàng cháy trong bình đựng khí oxi với ngọn lửa sáng xanh, có khí không màu, mùi hắc bay ra là hiện tượng của phản ứng:

    Hướng dẫn:

     Chất rắn màu vàng là S, S cháy trong bình đựng khí oxi với ngọn lửa sáng xanh, có khí không màu, mùi hắc bay ra là hiện tượng của phản ứng: 

    S + O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} SO2

  • Câu 3: Vận dụng
    Tính khối lượng kali clorat cần dùng

    Tính khối lượng kali clorat cần thiết để điều chế một lượng oxi đủ đốt cháy hết 3,2 gam lưu huỳnh.

    Hướng dẫn:

     Số mol lưu huỳnh đốt cháy là:

    {\mathrm n}_{\mathrm S}=\frac{3,2}{32}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Phản ứng đốt cháy:

            S + O2 ightarrow SO2 

    mol: 1 ightarrow  1

         0,1 ightarrow  0,1

    Vậy lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam khí oxi là 0,1 mol

    Phương trình hóa học điều chế khí oxi:

          2KClO3 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2KCl + 3O2

    mol: 1/15         \leftarrow         0,1

    Khối lượng KClO3 cần dùng là:

    {\mathrm m}_{{\mathrm{KClO}}_3}=\frac1{15}.122,5=8,17\;(\mathrm{gam})

  • Câu 4: Thông hiểu
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khí oxi?

    Hướng dẫn:

     Oxi là chất khí nặng hơn không khí do:

    Khối lượng mol của không khí là 29 g/mol < Khối lượng mol của khí oxi là 32 g/mol.

  • Câu 5: Nhận biết
    Cặp chất dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm

    Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

    1. KMnO4, KClO3.
    2. H2O, KClO3.
    3. H2O, KMnO4.
    4. H2O, CO2.
    Bạn điền chưa đúng rồi, đán án là:

    Cặp chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

    1. KMnO4, KClO3.
    2. H2O, KClO3.
    3. H2O, KMnO4.
    4. H2O, CO2.
    Hướng dẫn:

     Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Phản ứng phân hủy

    Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy?

    Gợi ý:

    Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

  • Câu 7: Nhận biết
    Sự tác dụng của oxi với một chất

    Sự tác dụng của oxi với một chất khác là

    1. sự cháy.
    2. sự oxi hóa.
    3. sự khử.
    4. sự khử chậm.
    Bạn điền chưa đúng rồi, đán án là:

    Sự tác dụng của oxi với một chất khác là

    1. sự cháy.
    2. sự oxi hóa.
    3. sự khử.
    4. sự khử chậm.
    Hướng dẫn:

     Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hóa.

  • Câu 8: Vận dụng cao
    Tính tổng x + y

    Đốt cháy hoàn toàn a lít khí hiđrocacbon CxHy, thu được 6,72 lít khí CO2 và 7,2 gam H2O. Tìm tổng x + y, biết hiđrocacbon này có tỉ khối so với heli bằng 11, các khí đo được ở đktc.

    Hướng dẫn:

     Số mol khí CO2 và H2O thu được sau phản ứng là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm{CO}}_2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3\;(\mathrm{mol})

    \Rightarrow Số mol nguyên tử C trong hiđrocacbon là: nC = 0,3 mol

    {\mathrm n}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}=\frac{7,2}{18}=0,4\;(\mathrm{mol})

    \Rightarrow Số mol nguyên tử H trong hiđrocacbon là: nH = 0,4.2 = 0,8 mol

    Ta có: 

    x : y = nC : nH = 0,3 : 0,8 = 3 : 8

    Phân tử khối của hiđrocacbon là:

    Mhiđrocacbon = 11.He = 11.4 = 44 (g/mol) 

    \Rightarrow x = 3; y = 8

    \Rightarrow x + y = 3 + 8 = 11

  • Câu 9: Thông hiểu
    Nhóm chất đều là oxit

    Nhóm chất nào sau đây đều là oxit?

    Hướng dẫn:

     Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

    Vậy dãy chất chỉ gồm oxit là: CO, SO2, CaO.

  • Câu 10: Vận dụng
    Xác định công thức hóa học của oxit

    Một oxit của photpho có thành phần phần trăm khối lượng của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hóa học của oxit là

    Hướng dẫn:

     Khối lượng của photpho trong 1 mol oxit là:

    {\mathrm m}_{\mathrm P}=\frac{43,66\%.142}{100\%}=62\;(\mathrm g)

    Số nguyên tử photpho trong oxit là:

    \frac{62}{31}=2\;(\mathrm{nguyên}\;\mathrm{tử})

    Số nguyên tử oxi trong oxit là:

    \frac{142-62}{16}=5\;(\mathrm{nguyên}\;\mathrm{tử})

  • Câu 11: Vận dụng
    Tính phần trăm khối lượng của Cu trong CuO

    Thành phần phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là

    Hướng dẫn:

     Thành phần phần trăm khối lượng của Cu trong CuO là

    \%{\mathrm m}_{\mathrm{Cu}}=\frac{64}{64+16}.100\%=80\%

  • Câu 12: Thông hiểu
    Phản ứng hóa hợp

    Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?

    Gợi ý:

    Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

  • Câu 13: Vận dụng
    Tính thể tích khí NO2 thu được

    Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,8 g nitơ trong không khí thì thu được bao nhiêu lít khí NO2 (đktc)?

    Hướng dẫn:

     Số mol nitơ đem đi đốt cháy là:

    {\mathrm n}_{{\mathrm N}_2}=\frac{2,8}{28}=0,1\;(\mathrm{mol})

    Phương trình hóa học đốt cháy là:

            N2 + 2O2 \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2NO2

    Mol: 1         ightarrow        2

           0,1       ightarrow       0,2

    Thể tích khí NO2 thu được là:

    nNO2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

  • Câu 14: Nhận biết
    Công thức hóa học của bari oxit

    Bari oxit có công thức hóa học là

    Hướng dẫn:

    Ba có hóa trị II, oxi có hóa trị II.

    Áp dụng quy tắc hóa trị \Rightarrow Công thức hóa học của bari oxit là BaO.

  • Câu 15: Nhận biết
    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là

    Hướng dẫn:

    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là sự oxi hóa chậm.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 285 lượt xem
Sắp xếp theo