Luyện tập Dung dịch

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Câu diễn đạt đúng

    Trộn 2 ml rượu etylic (cồn) với 20 ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:

    Hướng dẫn:

     Rượu etylic tan vô hạn trong nước hoặc có thể nói nước tan vô hạn trong rượu etylic. Theo đề bài cho 2 ml rượu etylic ít hơn 20 ml nước nên câu diễn đạt đúng: “Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước”.

  • Câu 2: Thông hiểu
    Chọn câu đúng

    Chọn câu đúng.

    Hướng dẫn:

    Câu đúng là: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.

    Các đáp án còn lại sai vì:

    • Nước đường là một dung dịch.
    • Dầu ăn không tan trong nước.
    • Có 3 cách để chất rắn hòa tan trong nước nhanh hơn: Khuấy dung dịch, đun nóng dung dịch, nghiền nhỏ chất rắn
  • Câu 3: Nhận biết
    Dạng tồn tại của chất tan

    Chất tan tồn tại ở dạng:

    Hướng dẫn:

    Chất tan có thể tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí

    Ví dụ: muối ăn (dạng rắn) tan trong nước, dầu ăn (dạng lỏng) tan trong xăng, khí oxi (dạng khí) tan trong nước.

  • Câu 4: Nhận biết
    Hai chất không thể hòa tan với nhau

    Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là:

    Hướng dẫn:

     Cát không tan trong dầu ăn \Rightarrow Không tạo thành dung dịch

  • Câu 5: Nhận biết
    Dung dịch bão hòa

    Ở một nhiệt độ xác định, dung dịch bão hòa là dung dịch

    Hướng dẫn:

     Ở một nhiệt độ xác định:

    Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

  • Câu 6: Thông hiểu
    Hỗn hợp không được xem là dung dịch

    Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

    Hướng dẫn:

    Bột mì không tan trong nước mà khi trộn bột mì với nước thì bột nở ra (làm bánh) \Rightarrow Không được xem là dung dịch.

  • Câu 7: Vận dụng cao
    Tính khối lượng muối thu được

    Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100 g nước biển có 3,5 g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn.

    Hướng dẫn:

     Ta có: 1 tấn = 1000 kg

    Ta có: 100 gam nước biển có 3,5 gam muối ăn tan.

    \Rightarrow 1000 kg nước biển có x (kg) muối ăn tan.

    \Rightarrow\mathrm x\;=\;\frac{1000.3,5}{100}=35\;(\mathrm{kg})

  • Câu 8: Vận dụng
    Tính khối lượng đường cần lấy

    Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường. Có thể lấy khối lượng đường là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước?​

    Hướng dẫn:

     Ở khoảng 20oC:

    100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường.

    \Rightarrow 300 gam nước có thể hòa tan tối đa 600 gam đường.

    Vậy để tạo ra dung dịch bão hòa với 300 gam nước cần dùng lượng đường < 600 gam.

  • Câu 9: Vận dụng
    Chọn khối lượng của đường

    Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường. Chọn khối lượng của đường để tạo ra dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước.

    Hướng dẫn:

     10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường

    \Rightarrow Để dung dịch chưa bão hòa cần hòa tan lượng đường < 20 gam

    \Rightarrow Đáp án đúng là 18 gam.

  • Câu 10: Nhận biết
    Chất hòa tan chất khác tạo thành dung dịch

    Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch được gọi là

    Hướng dẫn:

     Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

  • Câu 11: Thông hiểu
    Tính số phát biểu đúng

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Sự khuấy làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn.

    (2) Đun nóng dung dịch làm cho quá trình hòa tan chất rắn diễn ra chậm hơn.

    (3) Kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan càng nhanh.

    (4) Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

    Số các phát biểu đúng là​

    1. 1.
    2. 2.
    3. 3.
    4. 4.
    Đáp án là:

    Cho các phát biểu sau:

    (1) Sự khuấy làm cho chất rắn bị hòa tan nhanh hơn.

    (2) Đun nóng dung dịch làm cho quá trình hòa tan chất rắn diễn ra chậm hơn.

    (3) Kích thước của chất rắn càng nhỏ thì chất rắn bị hòa tan càng nhanh.

    (4) Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

    Số các phát biểu đúng là​

    1. 1.
    2. 2.
    3. 3.
    4. 4.

     Tất cả các đáp án đều đúng:

    (1) Đúng vì sự khuấy luôn tạo ra sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước.

    (2) Đúng vì nhiệt độ càng cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh, làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn. 

    (3) đúng vì gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước. 

    (4) Đúng.

  • Câu 12: Nhận biết
    Vai trò của chất

    Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì?

    Hướng dẫn:

     Dầu ăn bị hòa tan trong xăng \Rightarrow dầu ăn là chất tan, xăng là dung môi.

  • Câu 13: Vận dụng
    Chọn khối lượng muối hòa tan để tạo ra dung dịch bão hòa

    Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 3,6 gam muối ăn. Chọn khối lượng của muối ăn để tạo ra dung dịch bão hòa với 10 gam nước.

    Hướng dẫn:

    Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 3,6 gam muối ăn.

    \Rightarrow Để tạo ra dung dịch bão hòa cần hòa tan lượng muối ăn \geq 3,6 gam.

    \Rightarrow Đáp án đúng là 4,0 gam.

  • Câu 14: Vận dụng
    Sắp xếp các chất theo khả năng hòa tan

    Cho bảng sau:

    Chất tanABCDE
    Khối lượng chất (g) bị hòa tan trong 100 g nước ở 20oC.35,5367,880,015

    Từ bảng trên hẫy sắp xếp khả năng hòa tan của các chất theo chiều tăng dần.

    Hướng dẫn:

    Ta có chất có khối lượng bị hòa tan càng lớn \Rightarrow Độ hòa tan càng lớn.

    Vậy khả năng hòa tan của các chất: E < C < D < A < B.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Cách làm dung dịch trở nên chưa bão hòa

    Có một cốc đựng dung dịch NaCl bão hòa ở nhiệt độ phòng. Ta có thể làm dung dịch trở thành chưa bão hòa bằng cách

    Hướng dẫn:

     Để dung dịch đó trở thành chưa bão hòa ta có thể cho thêm nước cất vào dung dịch

    \Rightarrow Tạo thành dung dịch loãng hơn, có thể tan thêm NaCl.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 158 lượt xem
Sắp xếp theo