Biết nguyên tử khối của Mg là 24 đvC. Khối lượng của một nguyên tử Mg là:
1 đvC = 1,6605.10-24 (g)
mMg = 24 đvC = 24.1,6605.10-24 = 3,9852.10-23 gam
Biết nguyên tử khối của Mg là 24 đvC. Khối lượng của một nguyên tử Mg là:
1 đvC = 1,6605.10-24 (g)
mMg = 24 đvC = 24.1,6605.10-24 = 3,9852.10-23 gam
Cho nguyên tử nguyên tố X có số proton là 15. Biết trong nguyên tử X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định nguyên tố X và số hạt nơtron của X.
Theo bài ra ta có:
pX = 15 ⇒ pX = eX = 15
Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 nên:
(p + e) – n = 14
⇒ n = (15 + 15) – 14
⇒ n = 16
Vậy X là P và n = 16
Tên nguyên tố hóa học ứng với các kí hiệu O, Cl, Ag lần lượt là:
Kí hiệu hóa học | O | Cl | Ag |
Tên nguyên tố | Oxi | Clo | Bạc |
Cho nguyên tử của nguyên tố R có 12 proton. Chọn đáp án đúng.
R có 12 proton nên:
Cho biết thành phần hạt nhân của các nguyên tử sau :
(1) (17p + 18n)
(2) (9p + 10n)
(3) (11p + 12n)
(4) (17p + 20n)
Trong các nguyên tử trên, những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Các nguyên tử (1) và (4) có cùng số p thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Nguyên tố nào phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất?
Các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ Trái Đất rất không đồng đều.
Oxi là nguyên tố phổ biến nhất (49,4%).
Cho biết: 7 Cl có ý nghĩ gì?
Mỗi khí hiệu của nguyên tố chỉ 1 nguyên tử nên 7 Cl ý chỉ 7 nguyên tử clo.
Nguyên tử nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. A là
Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử nguyên tố A lần lượt là p, n và e.
Theo bài ra ta có: p + n + e = 28
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e:
2p + n = 28 (1)
Trong nguyên tử số hạt mang điện bằng 1,8 lần số hạt không mang điện nên:
(p + e) = 1,8n hay 2p = 1,8n (2)
Từ (1) và (2) được:
p = 9, n = 10
Vậy A là flo (Kí hiệu F)
Kí hiệu của nguyên tố Xesi là
Đến nay, khoa học đã biết đến bao nhiêu nguyên tố hóa học?
Đến nay, khoa học đã biết được trên 110 nguyên tố.
Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào?
Nguyên tử khối của nitơ là 14 đvC nguyên tử khối của X là: 14.2 = 28 đvC
Dựa vào bảng nguyên tố X là nguyên tố Silic (Si).
Biết rằng ba nguyên tử nguyên tố oxi nặng bằng hai nguyên tử nguyên tố X. Tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X lần lượt là:
Khối lượng của ba nguyên tử cacbon bằng: 3×16 = 48 (đvC).
Nguyên tử khối của nguyên tố X bằng: 48÷2 = 24 (đvC).
X là nguyên tố magie, kí hiệu Mg.
Loại hạt nào sau đây đặc trưng cho một nguyên tố hóa học?
Khi các nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân, chúng có tính chất hóa học giống nhau, người ta nói các nguyên tử đó thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Vậy proton là hạt đặc trưng cho một nguyên tố hóa học.
So sánh nguyên tử canxi (Ca) và nguyên tử sắt (Fe) ta thấy:
Lập tỉ lệ nguyên tử khối giữa sắt và canxi ta có:
Nguyên tử sắt bằng 56/40 = 1,4
Vậy nguyên tử sắt nặng hơn nguyên tử canxi 1,4 lần.
Chọn đáp án sai.
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.