Đề Ôn tập Hóa học lớp 12 chương 2 - Cacbohidrat (Phần 1)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 20 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 20 điểm
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu làm bài
00:00:00
  • Câu 1: Vận dụng cao
    Tính hiệu suất của cả quá trình đem lên men

    Cho 75 gam tinh bột lên men thành ancol etylic. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 108,35 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 19,7 gam kết tủa. Hiệu suất của cả quá trình lên men ancol etylic từ tinh bột là:

    Hướng dẫn:

    nBa(HCO3)2 = nBaCO3 (đun nóng dd) = 0,1 mol

    nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,75 mol

    (C6H10O5)n \xrightarrow{men\;rượu} C6H12O6 \xrightarrow{men\;rượu} 2CO2 + C2H5OH

    n(C6H10O5)n = 0,5.nCO2 = 0,375 mol

    \Rightarrow\;\mathrm H\;=\frac{0,375.162}{75}\;=\;81\%

  • Câu 2: Vận dụng
    Tính thể tích dung dung dịch axit nitric

    Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Tính thể tích dung dung dịch axit nitric 99,67% (có khối lượng riêng 1,52g/ml) cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat, biết hiệu suất đạt 90%.

    Hướng dẫn:

    (C6H10O5)n + 3nHNO3 \xrightarrow{{\mathrm H}_2{\mathrm{SO}}_4} [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O

    Kết quả không phụ thuộc chỉ số n, để đơn giản khi tính toán ta bỏ qua giá trị này.

    Số mol HNO3 gấp 3 lần số mol xenlulozơtrinitrat:

    \Rightarrow{\mathrm n}_{{\mathrm{HNO}}_3}\;=\;3.\frac{59,4.1000}{297}=600\;\mathrm{mol}

    \RightarrowmHNO3 =  600.63 = 37800 (g) = 37,8 (kg)

    Vì hiệu suất quá trình đạt 90% nên:

     \RightarrowmHNO3 thực tế =  37,8/90% = 42 (kg)

     \Rightarrow mdd = 42/99,67% = 42,139 (kg)

     \Rightarrow Vdd = 42,139/1,52 = 27,72 lít

  • Câu 3: Vận dụng
    Xác định công thức gluxit

    Khi đốt cháy một loại gluxit, người ta thu được khối lượng H2O và CO2 theo tỉ lệ 33:88. Xác định công thức gluxit trên.

    Hướng dẫn:

    - Gọi CTTQ của gluxit là: Cn(H2O)m

    Cn(H2O)m → nCO2 + mH2O

           1      →       n  →    m 

    Ta có:

    \frac{{\mathrm m}_{{\mathrm{CO}}_2}}{{\mathrm m}_{{\mathrm H}_2\mathrm O}}=\frac{44\mathrm n}{18\mathrm m}=\frac{88}{33}

    \Rightarrow\frac{\mathrm n}{\mathrm m}=\;\frac{12}{11}

    \Rightarrow CTPT của gluxit là C12H22O11 (Saccarozơ)

  • Câu 4: Vận dụng
    Tính khối lượng ancol etylic thu được

    Cho 10 kg glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol etylic.Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5%. Tính khối lượng ancol etylic thu được.

    Hướng dẫn:

     Sơ đồ: C6H12O6 ightarrow 2C2H5OH

    Ta có: mglucozơ = 10.90% = 9 kg

    \Rightarrow nglucozơ = 9/180 = 0,05 kmol

    \Rightarrow nancol = 0,05.2.95% = 0,095 kmol

    \Rightarrow mancol = nancol.46 = 0,095.46 = 4,37 kg

  • Câu 5: Nhận biết
    Tìm phát biểu không đúng

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    Hướng dẫn:

    Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc vì glucozơ có nhóm CH=O trong phân tử còn fructozơ trong môi trường kiềm nó chuyển thành glucozơ nên có phản ứng.

    \Rightarrow Không  thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.

  • Câu 6: Vận dụng cao
    Xác định công thức phân tử của X, Y, Z, T

    Cho 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T. Khi oxi hoá hoàn toàn từng chất đều cho cùng kết quả: Cứ tạo ra 4,4 gam CO2 thì kèm theo 1,8 gam H2O và cần một thể tích oxi vừa đúng bằng thể tích CO2 thu được. Tỉ lệ phân tử khối của X, Y, Z, T lần lượt là 6 : 1 : 3 : 2 và số nguyên tử cacbon trong mỗi chất không nhiều hơn 6. Công thức phân tử của X, Y, Z, T lần lượt là

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức tổng quát của X, Y, Z, T là CxHyOz

    nCO2 = 4,4/44  = 0,1 (mol)

    nH2O = 1,8/18 = 0,1 (mol) 

    Phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy:

    {\mathrm C}_{\mathrm x}{\mathrm H}_{\mathrm y}{\mathrm O}_{\mathrm z}\;+\;(\mathrm x\;+\;\frac{\mathrm y}4-\frac{\mathrm z}2){\mathrm O}_2\;ightarrow{\mathrm{xCO}}_2\;+\;\frac{\mathrm y}2{\mathrm H}_2\mathrm O

            a              (\mathrm x\;+\;\frac{\mathrm y}4-\frac{\mathrm z}2)\mathrm a           ax          0,5ay  

    Theo phương trình hoá học trên ta có:

    xa = 0,5ay ⇒ y = 2x.

    (\mathrm x\;+\;\frac{\mathrm y}4-\frac{\mathrm z}2)\mathrm a\;=\;\mathrm{xa}

    Thay y = 2x vào ( 1) ta có:

    x + 0,5 - 0,5z = x ⇒ x = z

    Công thức tổng quát của các hợp chất hữu cơ X, Y, Z, T là CxH2xOx.

    MX : MY : MZ : MT = 6 : 1 : 3 : 2.

    MX lớn nhất, MY nhỏ nhất. Vì X chứa không quá 6 nguyên tử C nên Y chỉ có thể có 1 nguyên tử C.

    Vậy X là C6H12O6; Y: CH2O; Z:C3H6O3; T: C2H4O2.

  • Câu 7: Nhận biết
    Tìm nhận xét không đúng

    Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?

    Hướng dẫn:

     Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo 2 loại phức đồng khác nhau. Trong phức đồng của glucozơ có chứa nhóm CH=O, phức đồng của fructozơ có chưa nhóm C=O

  • Câu 8: Thông hiểu
    Tính khối lượng sobitol tạo thành

    Tính khối lượng sobitol tạo ra từ 1,8 gam glucozơ với hiệu suất 85%.

    Hướng dẫn:

     {\mathrm n}_{\mathrm{glucozơ}}\;=\;\frac{1,8}{180}\;=\;0,01\;\mathrm{mol}

    Do H = 85% \Rightarrow msobitol = 0,01.182.85% = 1,547 gam

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính khối lượng tinh bột cần dùng
    Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu etylic 46o. Hiệu suất cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/l.
    Hướng dẫn:

     Vrượu nguyên chất = 5.46/100 = 2,3 lít

    \Rightarrow mC2H5OH = 2,3.0,8 = 1,84 kg = 1840 gam

    Ta có: (C6H10O5)n → 2nC2H5OH 

    \Rightarrow{\mathrm m}_{\mathrm{tinh}\;\mathrm{bột}}\;=\;\frac{1840.162\mathrm n}{92\mathrm n}=3240\;\mathrm{gam}

    Ta lại có H = 72% nên:

    {\mathrm m}_{\mathrm{tinh}\;\mathrm{bột}}\;=\;\frac{3240.100}{72}=4500\;\mathrm{gam}\;=\;4,5\;\mathrm{kg}

  • Câu 10: Vận dụng
    Tính khối lượng glucozơ cần dùng

    Từ glucozơ, điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây:

    Glucozơ → rượu etylic → butađien1,3 → caosubuna

    Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng glucozơ cần dùng là:

    Hướng dẫn:

    C6H12O6 ightarrow 2C2H5OH ightarrow C4H6 ightarrow Cao su buna

      180n                                                         54n

       m                                                             32,4

    \Rightarrow\mathrm m\;=\;\frac{180\mathrm n.32,4}{54\mathrm n.75\%\;}\;=\;144\mathrm{kg}

  • Câu 11: Nhận biết
    Chất không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3

    Chất không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ( đun nóng) giải phóng Ag là:

    Hướng dẫn:

     Axit axetic không có nhóm CH=O nên không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 giải phóng Ag.

  • Câu 12: Nhận biết
    Chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hydroxyl

    Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hydroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với:

    Hướng dẫn:

     - Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệ độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau.

  • Câu 13: Thông hiểu
    Tính số mắt xích trong tinh bột

    Trong 1 kg gạo chứa 81% tinh bột có bao nhiêu mắt xích?

    Hướng dẫn:

     Số mắt xích:

    \mathrm n\;=\;\frac{10^3.0,81}{162}.6,02.10^{23}=3,011.10^{24}

  • Câu 14: Nhận biết
    Tìm nhận xét đúng

    Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?

    Gợi ý:

     Cacbohiđrat là những chất hữu cơ tạp chất và thường có công thức chung là Cn(H2O)m.

  • Câu 15: Thông hiểu
    Xác định cacbohiđrat X

    Cacbohidrat X có đặc điểm:

    - Bị thủy phân trong môi trường axit

    - Thuộc loại polisaccarit

    - Phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ

    Cacbohidrat X là

    Hướng dẫn:

    X bị thủy phân \Rightarrow loại sacarozơ

    X thuộc loại polisacarit \Rightarrow loại glucozơ

    Phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ \Rightarrow X là xenlulozơ

  • Câu 16: Thông hiểu
    Xác định chất thỏa mãn

    Một dung dịch có tính chất sau:

    - Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 khi đun nóng.

    - Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam.

    - Bị thủy phân nhờ axit hoặc men enzim.

    Dung dịch đó là:

    Hướng dẫn:

    Các tính chất đã cho tương ứng với:

    - có nhóm -CHO

    - là polyol có -OH kề

    - không phải là monosacarit

    \Rightarrow mantozơ thỏa mãn.

  • Câu 17: Nhận biết
    Xác định nhóm chức trong phân tử glucozơ

    Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhóm anđehit người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

    Hướng dẫn:

    Glucozơ có phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom tạo thành axit gluconic, chứng tỏ trong phân tử có nhóm CH=O.

  • Câu 18: Vận dụng
    Tính khối lượng glucozơ đem lên men

    Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (lấy dư), tạo ra 80 gam kết tủa. Giá trị của m là?

    Hướng dẫn:

    nCaCO3 = 0,8 mol \Rightarrow nCO2 =0,8 mol

    \Rightarrow theo lý thuyết nglucose= 0,4 mol

    \Rightarrow thực tế nglucozo= 0,4/75% = 8/15 mol

    \Rightarrow m = 8/15.180 = 96 gam

  • Câu 19: Thông hiểu
    Nhận biết glucozơ

    Nhận biết sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu, người ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau đây?

    Hướng dẫn:

     Glucozơ có nhóm –CHO nên có thể dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết.

  • Câu 20: Thông hiểu
    Thuốc thử nhận biết nhiều chất

    Hãy tìm một thuốc thử để nhận biết được tất cả các chất riêng biệt sau: glucozơ, glixerol, etanol, etanal.

    Hướng dẫn:

     Thuốc thử để nhận biết tất cả các chất trên là Cu(OH)2/OH-

     - Glucozơ và glixerol có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch phức màu xanh lam (nhóm 1), etanol và etanal không hiện tượng (nhóm 2)

      2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O.

      2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 ightarrow [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O

    - Ở mỗi nhóm tiến hành đun nóng với Cu(OH)2/OH-:

    • Nhóm 1: mẫu thử xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O↓ là ống nghiệm glucozơ, còn lại không hiện tượng là glixerol.
    • Nhóm 2: Mẫu thử xuất hiện kết tủa đỏ gạch là etanal, còn lại không hiện tượng là etanol.

      RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH → RCOONa + Cu2O↓ + 3H2O.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (30%):
    2/3
  • Thông hiểu (30%):
    2/3
  • Vận dụng (30%):
    2/3
  • Vận dụng cao (10%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 3.703 lượt xem
Sắp xếp theo