- Thể loại: Thư từ
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Thư lại dụ Vương Thông là bức thư số 35 trong “Quân Trung từ mệnh tập” được Nguyễn Trãi viết vào tháng 2 năm năm 1247.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Tóm tắt: Nguyễn Trãi đã thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng và tinh thần yêu chuộng hòa bình của quân dân Đại Việt. Nêu lên nguyên lí của người dùng binh là phải hiểu biết thời thế, phân tích thời và thế của đối phương ở thành Đông Quan và khuyên hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp, thách đấu và sỉ nhục tướng giặc.
⇒ Văn chương trở thành vũ khí đắc lực, còn nhà văn thì giống như một người chiến sĩ đem ngòi bút của mình tố cáo tội ác của kẻ thù, khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân.
Câu hỏi gợi dẫn |
Gợi ý trả lời |
Những từ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn này? Điều đó có ý nghĩa gì? |
|
Tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm mục đích gì? |
|
Chỉ ra các nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua. |
|
Giải pháp tác giả đưa ra hợp lí như thế nào cho cả đôi bên? |
|
- Mục đích: Mục đích của bức thư là nhằm mở đường cho kẻ thù rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc nên sự nhún nhường trong cách xưng hô là hợp lí.
- Đối tượng: Tướng giặc là Vương Thông và quân Minh đang ở Đại Việt.
- Tác dụng: Đây là bài văn nghị luận đặc biệt được viết dưới dạng hình thức một bức thư nên thể hiện cả hai chức năng và phong cách của hai thể loại khác nhau.
⇒ Kết hợp cả hai hình thức này, tác giả vừa đánh vào mặt tâm lí, vừa đánh vào mặt lí trí, làm tăng hiệu quả cho bức thư dự hàng tướng giặc.
Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?
- Luận điểm: Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.
- Lí lẽ: Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi.
- Bằng chứng: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?
- Một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó: “Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân nói: "Bụng dạ người khác ta lường đoán biết", nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy…”
- Việc nói đến “mệnh trời” cần thiết: Vì triều đình phương Bắc luôn cho mình là “thiên triều”, tướng giặc Minh theo lệnh “thiên tử” thi hành “thiên mệnh” đem quân sang nước ta để giúp “phù Trần diệt Hồ”. Bọn chúng làm gì cũng nhân danh “mệnh trời” nhưng thực ra đó là luận điệu xảo trá, lừa bịp để cướp nước ta. Do đó, tác giả dùng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, vạch rõ sự chính danh và gải danh kèm theo chứng cớ thực tế khiến đối phương không thể biện bạch được.
- Những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3:
- Điều tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán ở phần này: Cách phân tích rõ ràng, xác đáng kèm theo dẫn chứng từ thực tế không thể phủ nhận.
- Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn: Biết chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hòa hảo lại thông, can qua dứt hẳn. Về phía Đại Việt, giữ phận về tôi…
- Cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn: Công bằng phân minh, khoan dung và độ lượng.
- Những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:
- Nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.