Tính chất hóa học công thức cấu tạo của Saccarozơ gồm chi tiết nội dung tính chất vật lí, tính chất hóa học của Saccarozơ. Kèm theo các thí dụ phương trình phản ứng minh họa giúp bạn học củng cố kiến thức một cách tốt nhất.
Saccarozơ (C12H22O11) là loại đường phổ biến nhất, có trong nhiều loài thực vật, có nhiều nhất trong cây cây mía, củ cải đường, hoa thốt nốt, …
Hình ảnh cây mía, củ cải đường, cây thốt nốt
Saccarozơ là chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, nóng chảy ở 185oC.
Saccarozơ tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ.
Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc và không làm mất màu nước brom.
Chứng tỏ phân tử saccarozo không có nhóm chức CHO, Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
Do không có nhóm chức (-CHO) nên saccarozo không có tính khử như glucozo, nhưng có tính chất của ancol đa chức.
Do có cấu tạo từ hai gốc monosaccarit nên saccarozo có phản ứng thủy phân.
Phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch đồng saccarat màu xanh lam.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Phức xanh ở đây là dung dịch (C12H21O11)2Cu. Phản ứng giúp nhận biết saccarozo
Khi đun nóng dung dịch saccarozo có axit vô cơ làm xúc tác, saccarozo bị thủy phân thành
glucozo và fructozơ
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Phản ứng thủy phân saccarozo cũng xảy ra khi có xác tác Enzim.
Quy trình sản xuất saccarozơ
Một số ứng dụng của saccarozơ