Tính chất Hóa học của Amino axit ngoài tính chất hóa học của Amino axit, nội dung bài học còn đưa ra cấu tạo phân tử, ứng dụng của Amino axit.
Phân tử amino axit có nhóm cacboxyl (COOH) thể hiện tính axit và nhóm amino (NH2) thể hiện tính bazơ nên thường tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực:
H2N - CH2 - COOH ⇔ H3N+-CH2 -COO-
Các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực nên chúng là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao (phân hủy khi nóng chảy).
Các amino axit biểu hiện tính chất lưỡng tính, tính chất riêng của mỗi nhóm chức và có phản ứng trùng ngưng.
Glyxin phản ứng với axit vô cơ mạnh sinh ra muối (tính chất của nhóm NH2) đồng thời cũng phản ứng với bazơ mạnh sinh ra muối và nước (do có nhóm COOH trong phân tử).
H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O
H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH
H2N - CH2 - COOH ⇔ H3N+-CH2 -COO-
Tùy thuộc vào số lượng của nhóm NH2 và nhóm COOH trong phân tử mà dung dịch amino axit có những môi trường khác nhau.
số -COOH > số -NH2 | số -COOH = số -NH2 | số -COOH < số -NH2 | |
Môi trường | Axit | Trung tính | Bazơ |
pH | <7 | =7 | >7 |
Ví dụ | Glu | Gly | Lys |
Tương tự axit cacboxylic, amoni axit phản ứng với ancol khi có mặt axit vô cơ mạnh sinh ra este.
Thí dụ:
H2N–CH2–COOH + C2H5OH H2N–CH2–COOC2H5 + H2O
Khi đun nóng, các Ɛ- hoặc ω-amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng tạo ra polime thuộc loại poliamit. Trong phản ứng này, OH của nhóm COOH ở phân tử amino axit này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử amino axit kia thành nước và sinh ra polime do các gốc amino axit kết hợp với nhau.
Phản ứng trùng ngưng của ε và ω-amino axit tạo polime thuộc loại poliamit
nH2N – [CH2]5-COOH -(NH – [CH2]5 – CO)-n + nH2O
Axit - aminocaproic policaproamit
Các amino axit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các protein của cơ thể sống.
Một số ứng dụng của Amino axit