Tính chất hóa học của axit

I. Phân loại axit

Dựa vào tính chất hóa học, phân loại thành:

  • Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,…
  • Axit trung bình: H3PO4
  • Axit yếu: H2CO3, H2SO3,…

Axit là hợp chất mà cấu tạo gồm có một hay nhiều nguyên tử Hiđro liên kết với một gốc axit

II. Tính chất hóa học của axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị

Dung dịch axit làm quỳ chuyển thành màu đỏ

2. Axit tác dụng với kim loại

Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại (trừ Cu, Ag, Au, Pt) tạo thành muối và giải phóng khí H2

Dãy hoạt động hóa học

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Điều kiện: kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.

Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Cu + HCl ⇒ không phản ứng

Dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2.

Ví dụ:

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

3. Axit tác dụng với bazơ

Axit + bazơ → muối + nước

Ví dụ:

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

4.  Axit tác dụng với oxit bazơ

Axit + oxit bazơ → muối + nước

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

5. Axit tác dụng với muối

Axit + muối → muối mới + axit mới

Điều kiện xảy ra phản ứng: thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau

  • Tạo ra chất khí
  • Tạo ra kết tủa
  • Tạo ra nước (hoặc axit yếu)

Ví dụ:

  • BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
  • BaCO3 + HCl → BaCl2 + H2CO3

Lưu ý:

Thực tế vì H2CO3 không bền ⇒ bị phân hủy luôn tạo thành CO2 và H2O nên phương trình đúng là

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

NaCl không phản ứng với axit H3PO4 vì không tạo ra kết tủa, chất khí hay axit yếu.

III. Axit mạnh, axit yếu

Dựa vào tính chất hóa học, axit được chia làm 2 loại:

  • Axit mạnh: Phản ứng nhanh với kim loại, với muối cacbonat, dung dịch dẫn điện tốt.

Ví dụ: HCl, HNO3, H2SO4...

  • Axit yếu: Phản ứng chậm với kim loại, với muối cacbonat, dung dịch dẫn điện kém.

Ví dụ: H2S , H2CO3, H3PO4...

Câu trắc nghiệm mã số: 29906

IV. Phương pháp điều chế trực tiếp

1.  Đối với axit có oxi

  • Oxi axit + nước → axit tương ứng

Ví dụ:

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO3 + H2O → H2SO4

  • Axit + muối → muối mới + axit mới

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Một số PK rắn → axit có tính oxi hóa mạnh

2. Đối với axit không có oxi

Phi kim + H2 → hợp chất khí (Hòa tan trong nước thành dung dịch axit)

Halogen (F2, Cl2, Br2,…) + nước

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Muối + Axit → muối mới + axit mới

Ví dụ:

Na2S + H2SO4 → H2S ↑ + Na2SO4

  • 4.661 lượt xem
Sắp xếp theo