Lý thuyết vật liệu polime, chất dẻo

Chất dẻo bao gồm nội dung lý thuyết khái niệm chất dẻo, vật liệu compozit cũng như tính chất, ứng dụng của một số polime dùng làm chất dẻo như: Polietilen (PE), Poli(vinylclorua) (PVC), Poli(metyl metacrylat).

I. Khái niệm chất dẻo và vật liệu compozit

Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. Tính dẻo của vật liệu là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

Khi trộn polime với chất độn thu được một vật liệu mới có tính chất của polime và chất độn, nhưng độ bền, độ chịu nhiệt,... của vật liệu tăng lên rất nhiều so với polime nguyên chất. Vật liệu mới đó được gọi là vật liệu compozit.

Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.

II. Một số polime dùng làm chất dẻo

1. Polietilen (PE)

Là chất dẻo mềm, nóng chảy ở 110oC, có tính trơ tương đối của ankan mạch không nhánh, được dùng làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa,...

2. Poli(vinylclorua) (PVC)

Là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,...

3. Poli(metyl metacrylat)

Là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng làm thủy tinh hữu cơ plexiglas.

Thủy tinh hữu cơ

Thủy tinh hữu cơ

4. Poli(phenol-fomanđehit) (PPF)

Gồm 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol, và nhựa rezit .

Nhựa novolac là chất rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong một số dung môi hữu cơ, dùng để sản xuất bột ép, sơn.

Sơ đồ điều chế nhựa novolac như sau:

Nếu lấy dư fomanđehit và dùng xúc tác bazơ, sẽ thu được nhựa rezol. Đun nóng nhựa rezol (>140oC) sau đó để nguội thì thua được nhựa rezit.

Câu trắc nghiệm mã số: 535,534
  • 38 lượt xem
Sắp xếp theo