Tải file làm trên giấy

Luyện tập Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  • Bài kiểm tra này bao gồm 15 câu
  • Điểm số bài kiểm tra: 15 điểm
  • Thời gian làm bài: 30 phút
  • Xem lại kỹ lý thuyết trước khi làm bài
  • Chuẩn bị giấy và bút để nháp trước khi bắt đầu
Bắt đầu!!
30:00
  • Câu 1: Thông hiểu
    Chất nào sau đây không tạo kết tủa với AgNO3

    Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3

    Hướng dẫn:

    Chất không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3 là HNO3

    Đối với các chất còn lại đều phản ứng tạo kết tủa sau:

    HCl + AgNO3 → AgCl↓ trắng + HNO3

    K3PO4 + 3AgNO3 → 3KNO3 + Ag3PO4↓ vàng

    KBr + AgNO3 → KNO3 + AgBr↓ vàng nhạt

  • Câu 2: Thông hiểu
    Sử dụng dung dịch nào sau đây để loại được nhiều cation nhất

    Cho dung dịch chứa các ion sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion mới vào dung dịch người ta dùng:

    Hướng dẫn:

    Ta thêm vào dung dịch Na2SO4 vào sẽ loại bỏ được 1 cation

    Ba2+ + SO42- → BaSO4

    Ta thêm vào dung dịch Na2CO3 sẽ loại bỏ được 4 cation

    Ba2+ + CO32- → BaCO3

    Ca2+ + CO32- → CaCO3

    Mg2+ + CO32- → MgCO3

    2H+ + CO32- → CO2 ↑ + H2O

    Khi dùng K2CO3 thì thêm ion mới là K+

    Ta thêm vào dung dịch NaOH vào sẽ loại bỏ được 2 cation:

    Mg2+ + SO42- → MgSO4 ↓.

    H+ + OH- → H2O

    Vậy thêm Na2CO3 sẽ loại bỏ được nhiều ion nhất.

  • Câu 3: Thông hiểu
    Cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch

    Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?

    Gợi ý:

    Những chất không có phản ứng hóa học với nhau có thể cùng tồn tại trong một dung dịch.

    Hướng dẫn:

    Cặp AlCl3 và Na2CO3 loại vì có phản ứng

    2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2↑ + 6NaCl

    Cặp HNO3 và NaHCO3 loại vì có phản ứng

    HNO3 + NaHCO3 → NaNO3 + H2O + CO2

    NaAlO2 và KOH thỏa mãn vì không phản ứng với nhau

    Cặp NaCl và AgNO3 loại vì có phản ứng

    NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl↓

  • Câu 4: Thông hiểu
    Phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O

    Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H+ + OH- → H2O?

    Hướng dẫn:

    Chỉ có phương trình HCl + NaOH → H2O + NaCl thỏa mãn

    H+ + OH- → H2O.

  • Câu 5: Thông hiểu
    Xác định dung dịch chứa

    Cho 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion trong các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32, NO3-,Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:

    Hướng dẫn:

    AgCl là chất kết tủa loại đáp án có AgCl.

    Al2(CO3)2 không tồn tại bị thủy phân thành Al(OH)3 và giải phóng khí CO2 loại đáp án có Al2(CO3)2.

    Ag2CO3 là chất kết tủa loại đáp án có Ag2CO3

  • Câu 6: Vận dụng
    Tính khối lượng muối chlorate

    Cho 26,8 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 vào dung dịch HCl vừa đủ, thoát ra 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch Y chứa m gam muối chlorate. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

    Phương trình ion:

    2H+ + CO32- → CO2 + H2O

    nCl- = nH+ = 2nCO2 = 0,6 mol 

    m = mX - mCO32- + mCl- = 26,8 - 0,3.60 + 0,6.35,5 = 30,1 gam. 

  • Câu 7: Vận dụng
    Tính khối lượng của dung dịch KOH

    Cho 47 gam K2O vào m gam dung dịch KOH 14%, thu được dung dịch KOH 21%. Giá trị của m là

    Hướng dẫn:

     Ta có 

    nK2O = 47 : 94 = 0,5 mol ⇒ nKOH = 1 mol 

    Cho K2O vào dung dịch KOH 14% thu được dung dịch KOH 21%

    \frac{1.56+14\%.m}{47+m}.100\%=21\%\\\Rightarrow\;m=\;659\;gam

  • Câu 8: Vận dụng
    Xác định khối lượng

    Để pha được 1 lít dung dịch chứa Na2SO4 0,04M, K2SO4 0,05 M và KNO3 0,08M cần lấy

    Hướng dẫn:

    Ta có: 

    nNa2SO4 = 1.0,04 =0,04 mol 

    nK2SO4 = 1.0,05 = 0,05 mol 

    nKNO3 = 1. 0,08 = 0,08 mol 

    ⇒ nNa+ = 0,08 mol;

    nK+ = 0,05.2 + 0,08 = 0,18 mol; 

    nSO42- = 0,04 + 0,05 = 0,09 mol

    nNO3- = 0,08 mol 

    => NaNO3 (0,08 mol) và K2SO4 (0,09) 

    => mNaNO3 = 6,8 gam và mK2SO4 = 15,66 gam.

  • Câu 9: Vận dụng
    Tính khối lượng muối Clorua

    Hòa tan một hỗn hợp 7,2 gam gồm hai muối sunfat của kim loại A và B vào nước được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X một lượng vừa đủ BaCl2 đã kết tủa ion SO42-, thu được 11,65 gam BaSO4 và dung dịch Y. Tổng khối lượng hai muối clorua trong dung dịch Y là

    Hướng dẫn:

     Ta có: nBaSO4 = 11,65 : 233 = 0,05 mol

    Phương trình tổng quát:

    M2(SO4)n + nBaCl2 → 2MCln + nBaSO4 

    Theo phương trình ta có: nBaSO4 = nBaCl2 = 0,05 mol 

    Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

    mM2(SO4)n + mBaCl2 = mMCln + mBaSO4 

    7,2 + 0,05.208 = mMCln + 11,65 

    ⇒ mMCln = 5,59 gam.

  • Câu 10: Vận dụng cao
    Tỉ lệ khối lượng của BaCl2

    Cho 1 lít dung dịch gồm Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M tác dụng với 43 gam hỗn hợp rắn Y gồm BaCl2 và CaCl2. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 39,7 gam kết tủa. Tỉ lệ khối lượng của BaCl2 trong Y là

    Hướng dẫn:

    Gọi công thức chung của 2 muối Na2CO3 và (NH4)2CO3 là A2CO3

    Công thức chung của 2 muối BaCl2 và CaCl2 là BCl2

    Phương trình phản ứng tổng quát:

    A2CO3 + BCl2 → BCO3 + 2ACl.

    Cứ 1 mol BCl2 phản ứng tạo thành BCO3 vậy khối lượng giảm đi 11 gam 

    mgiảm =  43 - 39,7 = 3,3 gam 

    ⇒ nBCl2 = nBCO3 = 3,3 : 11 = 0,3 mol < nCO32- 

    Vậy Ba2+ và Ca2+ đã kết tủa hết 

    Gọi x, y lần lượt là số mol của BaCl2 và CaCl2.

    ⇒ nBaCO3 = nBaCl2 = x

    nCaCO3 = nCaCl2 = y 

    Từ đó ta có hệ phương trình sau:

    208x + 111y = 43 (1)

    197x + 100y = 39,7 (2)

    Giải hệ phương trình ta được x = 0,1 mol, y = 0,2 mol 

    ⇒ mBaCl2 = 0,1.208 = 20,8 gam

    mCaCl2 = 0,2.111 = 22,2 gam

    %BaCl2 trong Y là:

    \%BaCl_2=\frac{20,8}{22,2+20,8}.100\%=48,37\%

  • Câu 11: Nhận biết
    Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong cùng 1 dung dịch

    Các ion nào sau đây không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

    Hướng dẫn:

    Các ion không thể cùng tồn tại trong một dung dịch là các ion có phản ứng với nhau.

    Cu2+, Fe2+, HSO4, NO3vì:

    HSO4- → H+ + SO42-

    3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO ↑ + 2H2O

  • Câu 12: Nhận biết
    Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với

    Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion

    Hướng dẫn:

    Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion: NH4+, Na+, K+.

    Các đáp án khác loại vì có phản ứng:

    2Al 3+ + 3CO32- + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 3CO2

    2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O → 2Fe(OH)3 ↓ + 3CO2

  • Câu 13: Nhận biết
    Các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch

    Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là

    Hướng dẫn:

    Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là: Na+, NH4+, SO42-, Cl-. 

    Loại các đáp án khác vì xảy ra các phản ứng sau:

     Ag+ + Cl- → AgCl↓ 

     Mg2+ + CO32- → MgCO3 (ít tan)

    Ag+ + Br- → AgBr↓ 

  • Câu 14: Nhận biết
    Phương trình ion rút gọn: H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O

    Phương trình ion rút gọn: H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O tương ứng với phương trình hóa học dạng phân tử nào sau đây?

    Hướng dẫn:

    Phương trình phân tử

    2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O.

    Phương trình ion rút gọn: H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O.

  • Câu 15: Nhận biết
    Phương trình ion rút gọn cho biết

    Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:

    Hướng dẫn:

    Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Vì chỉ rõ các ion nào đã tác dụng với nhau làm cho phản ứng xảy ra.

Chúc mừng Bạn đã hoàn thành bài!

Kết quả làm bài:
  • Nhận biết (33%):
    2/3
  • Thông hiểu (33%):
    2/3
  • Vận dụng (27%):
    2/3
  • Vận dụng cao (7%):
    2/3
  • Thời gian làm bài: 00:00:00
  • Số câu làm đúng: 0
  • Số câu làm sai: 0
  • Điểm số: 0
Làm lại
  • 774 lượt xem
Sắp xếp theo