Tải file làm trên giấy

Ra-ma buộc tội

1. Chuẩn bị

- Xuất xứ:

  • “Ra-ma buộc tội” trích trong sử thi Ra-ma-ya-na.
  • Sử thi “Ra-ma-ya-na” là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ. Tác phẩm bao gồm 24.000 câu thơ đôi (mỗi câu thơ đôi gồm 2 dòng thơ).

- Tóm tắt: Sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu được Xi-ta. Vợ chồng gặp lại nhau, nhưng Ra-ma lại nghi ngờ Ri-ra không còn trọn vẹn danh tiết sau những ngày tháng trong tay quỷ. Ra-ma tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta thanh minh không được, đành bước lên giàn hỏa thiêu. Chứng giám đức hạnh của nàng, thần Lửa đã đem nàng trả lại cho Ra-ma.

2. Đọc hiểu

Câu 1: Hình dung bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau.

Bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau:

  • Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo.
  • Ra-ma ngự trên ngôi như một viên quan tòa có quyền kết án.

⇒ Không phải là một cuộc đoàn tụ sau nhiều năm xa cách mà là một phiên tòa đầy căng thẳng.

Câu 2: Lời nói và tình cảm của Ra-ma có gì mâu thuẫn?

Lời nói và tình cảm của Ra-ma có sự mâu thuẫn: Lời nói thì lạnh lùng buộc tội Xi-ta, nhưng trong lòng thì cảm thấy đau như dao cắt.

Câu 3: Tâm trạng của Xi-ta như thế nào?

Xi-ta dùng mọi lời lẽ để thanh minh nhưng không được, nàng cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng: “Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên; nước mắt nàng đổ ra như suối…”

Câu 4: Thái độ của Xi-ta khi bước lên giàn lửa có gì đặc biệt?

Xi-ta tỏ ra bình thản và kiên quyết bước lên giàn lửa, nàng cầu khấn thần A-nhi chứng giám cho sự trong sạch của mình.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thế nào?

- Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện: Sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu được Xi-ta. Vợ chồng gặp lại nhau, nhưng Ra-ma lại nghi ngờ Ri-ra không còn trọn vẹn danh tiết sau những ngày tháng trong tay quỷ. Ra-ma tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta thanh minh không được, đành bước lên giàn hỏa thiêu. Chứng giám đức hạnh của nàng, thần Lửa đã đem nàng trả lại cho Ra-ma.

- Bối cảnh diễn ra sự kiện đó: Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo. Còn Ra-ma ngự trên ngôi như một viên quan tòa có quyền kết án.

⇒ Không phải là một cuộc đoàn tụ sau nhiều năm xa cách mà là một phiên tòa đầy căng thẳng.

Câu 2: Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội như thế nào?

Ra-ma với tư cách là một người anh hùng đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng cộng đồng thường đặt trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội :

- Bối cảnh đoàn tụ: Xi-ta đứng trước cộng đồng như một bị cáo, còn Ra-ma ngự trên ngôi như một viên quan tòa có quyền kết án.

- Lời tuyên bố của Ra-ma: Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ “Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm.”

- Ra-ma dù là một người chồng, nhưng trên hết vẫn là một người anh hùng đại diện cho cộng đồng:

  • Ra-ma thể hiện sự nghi ngờ trinh tiết của Xi-ta: “Nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ”, “Nàng bị quấy nhiễu trong vạt áo của Ra-va-na”, “Đôi mắt tội lỗi... đã hau háu nhìn khắp người nàng”.
  • Thậm chí, Ra-ma còn lăng nhục, ruồng rẫy Xi-ta: “Ta không cần đến nàng nữa”, “Nàng muốn đi đến đâu tùy ý”.
  • Khi Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu: Ra-ma câm lặng, không nói “mắt dán xuống đất, lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”.

⇒ Dù rất đau khổ và thương yêu vợ của mình, Ra-ma vẫn phải giữ tròn bổn phận của một người đại diện cho danh dự của cộng đồng.

Câu 3: Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta, em hiểu thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó có còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?

- Quan niệm của người Ấn Độ cổ:

  • Hình tượng người anh hùng lí tưởng: Ngoại hình có tầm vóc phi thường, mang vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm.
  • Hình tượng người phụ nữ: Không chỉ vẻ đẹp hình thức mà còn sống đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự chung thủy, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội (tôn giáo, đẳng cấp, hôn nhân) theo quan niệm của giáo lí.

- Quan điểm trên không còn phù hợp với ngày nay. Khi xã hội ngày văn minh hơn, những chuẩn mực trên cũng thay đổi. Đồng thời, con người sống cũng vì cá nhân, chứ không còn đại diện cho cộng đồng.

Câu 4: Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại?

Tương đồng  Cả hai nhân vật đều là những anh hùng tiêu biểu cho cả cộng đồng
Khác biệt

 He-ra-clét không được miêu tả ngoại hình, diện mạo, nội tâm,...

 Nhân vật được thần thánh hóa, có những hành động phi thường. Ở nhân  vật vừa có yếu tố thực vừa có yếu tố hoang đường.

 Ra-ma được miêu tả cụ thể về diện mạo, hành động, lời nói và đời sống nội tâm.

 Nhân vật được khắc họa là đại diện cho danh dự và bổn phận với cộng đồng, tuy nhiên ở nhân vật cũng có điểm hạn chế trong tính cách, rất gần với con người đời thường (ghen tuông)

 

  • 6.411 lượt xem
Sắp xếp theo