Cung chứa góc Toán 9

Chuyên đề Bài toán quỹ tích gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Cung chứa góc Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Quỹ tích cung chứa góc

- Với đoạn thẳng AB và góc \alpha;\left( 0^{0} < \alpha < 180^{0}
\right) cho trước thì quỹ tích các điểm M thỏa mãn \widehat{AMB} = \alpha là hai cung chứa góc \alpha dựng trên đoạn AB.

Cung chứa góc Toán 9

Chú ý: Hai cung chứa góc \alpha nói trên là hai cung tròn đối xứng nhau qua AB.

- Hai điểm A;B được coi là thuộc quỹ tích.

Đặc biệt: Quỹ tích các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính AB.

2. Cách vẽ cung chứa góc \alpha

Để vẽ cung chứa góc \alpha ta thực hiện như sau:

Cung chứa góc Toán 9

Bước 1: Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB.

Bước 2: Vẽ tia Ax tạo với AB một góc \alpha.

Bước 3: Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi O là giao điểm của Ay với d.

Bước 4: Vẽ cung \widehat{AmB}, tâm O bán kính OA sao chi cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax. Cung \widehat{AmB} được vẽ như trên là một cung chứa góc \alpha.

3. Cách giải bài toán quỹ tích

Muốn chứng minh quỹ tích (tập hợp) các điểm M thỏa mãn tính chất T là một hình H nào đó, ta phải chứng minh hai phần:

Phần thuận: Mọi điểm có tính chất T đều thuộc hình H.

Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất T.

Kết luận: Quỹ tích (tập hợp) các điểm M có tính chất T là hình H.

Dạng 1: Quỹ tích cung chứa góc \alpha

Phương pháp giải

Thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tìm đoạn thẳng cố định và góc \alpha tạo thành.

Bước 2: Khẳng định điểm phải tìm quỹ tích thuộc cung chứa góc \alpha vẽ trên đoạn thẳng cố định.

Bước 3: Tìm giới hạn của quỹ tích điểm.

Ví dụ: Cho tam giác ABCBC cố định và góc \widehat{A} = 50^{0}. Giao điểm ba đường phân giác trong của tam giác là điểm D. Tìm quỹ tích điểm D.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Cung chứa góc Toán 9

Phần thuận

Ta có: \widehat{A} = 50^{0} \Rightarrow
\widehat{B} + \widehat{C} = 180^{0} - 50^{0} = 130^{0}

\Rightarrow \widehat{B_{1}} +
\widehat{C_{1}} = \frac{130^{0}}{2} = 65^{0}

\Rightarrow \widehat{BDC} = 180^{0} -
65^{0} = 115^{0}

Suy ra quỹ tích điểm D là cung chứa góc 115^{0}nằm trên nửa mặt phẳng chứa điểm A bờ là đường thẳng BC dựng trên đoạn BC (trừ hai điểm B;C).

Phần đảo

Lấy điểm D bất kì nằm trên cung chứa góc 115^{0} dựng trên đoạn BC (trừ hai điểm B;C).

Thật vậy \widehat{BAC} = 180^{0} - \left(
\widehat{B} + \widehat{C} \right) = 180^{0} - 2.\left( \widehat{B_{1}} +
\widehat{C_{1}} \right)

Xét tam giác BDC ta có: \widehat{B_{1}} + \widehat{C_{1}} = 180^{0} -
115^{0} = 65^{0}

\Rightarrow \widehat{BAC} = 180^{0} -
2.65^{0} = 50^{0}

Kết luận: Quỹ tích của điểm D là cung chứa góc 115^{0} thuộc nửa mặt phẳng bờ chứa điểm A bờ là đường thẳng BC dựng trên đoạn thẳng BC (trừ hai điểm B;C).

Ví dụ: Cho hình vuông ABCD. Lấy điểm E \in BC, trên tia đối của tia CD lấy điểm F sao cho CE
= CF. Gọi M là giao điểm của hai đường thẳng DE;BF. Tìm quỹ tích của điểm M khi E di động trên cạnh BC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Cung chứa góc Toán 9

Phần thuận

Xét tam giác CBF và tam giác CDE ta có:

CF = CE(gt)

CB = CD (do ABCD là hình vuông)

\widehat{BCF} = \widehat{DCE} =
90^{0}

Do đó \Delta CBF = \Delta CDE(c - g -
c)

\Rightarrow \widehat{CBF} = \widehat{CDE}
\Rightarrow \widehat{CBF} + \widehat{BEM} = 90^{0} hay \widehat{BMD} = 90^{0}

Suy ra M thuộc đường tròn đường kính BD.

E \in BC nên quỹ tích điểm M trên cung nhỏ BC của đường tròn đi qua bốn điểm A;B;C;D.

Phần đảo

Lấy điểm M bất kì thuộc cung nhỏ BC của đường tròn đi qua bốn điểm A;B;C;D.

Khi đó \widehat{MDC} =
\widehat{CBM} (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CM)

Ta phải chứng minh CF = CE

Thật vậy xét tam giác CBF và tam giác CDE ta có:

CB = CD (do ABCD là hình vuông)

\widehat{BCF} = \widehat{DCE} =
90^{0}

\widehat{CDE} = \widehat{CBF} (chứng minh trên)

Do đó \Delta CBF = \Delta CDE(g - c -
g)

\Rightarrow CF = CE

Kết luận: Quỹ tích điểm M bất kì thuộc cung nhỏ BC của đường tròn đi qua bốn điểm A;B;C;D.

Ví dụ: Cho tam giác ABC;\widehat{A} =
60^{0} nội tiếp đường tròn (O). Trên cung nhỏ AC lấy một điểm D. Trên dây BD lấy điểm M sao cho DM
= DC.

a) Chứng minh rằng tam giác MDC là tam giác đều.

b) Tìm quỹ tích các điểm M khi điểm D di động trên cung nhỏ AC.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Cung chứa góc Toán 9

Xét tam giác MCD ta có:

DM = DC

\widehat{CDM} = \widehat{CDB} =
\widehat{CAB} = 60^{0}

Do đó tam giác MCD là tam giác đều.

Phần thuận

Ta có: \widehat{BMC} = 180^{0} -
\widehat{CMD} = 180^{0} - 60^{0} = 120^{0}

Do BC cố định, \widehat{BMC} = 120^{0} nên M di chuyển trên cung chứa góc 120^{0} dựng trên BC.

Giới hạn

D chỉ chạy trên cung AC nên M chỉ chạy trên một cung chứa góc 120^{0} dựng trên BC thuộc nửa mặt phẳng bờ BC chứa điểm A.

Ta chứng minh DM = DC

Thật vậy, xét tam giác MCD ta có:

\widehat{CDM} = \widehat{CAB} =
60^{0}

\widehat{CMD} = 180^{0} - \widehat{BMC}
= 180^{0} - 120^{0} = 60^{0}

Suy ra tam giác MCD là tam giác đều.

Suy ra DM = DC.

Kết luận: Quỹ tích các điểm M khi điểm D di động trên cung nhỏ AC là một cung chứa góc 120^{0} dựng trên BC thuộc nửa mặt phẳng bờ BC chứa điểm A.

Dạng 2: Chứng minh nhiều điểm cùng thuộc một đường tròn

Phương pháp giải

Chứng minh các điểm này cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ AB và cùng nhìn AB dưới một góc bằng nhau.

Ví dụ: Cho I;O lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp, tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC;\widehat{A} = 60^{0}. Gọi H là giao điểm của các đường cao BB';CC'. Chứng minh các điểm B;O;C;H;I cùng thuộc một đường tròn.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Cung chứa góc Toán 9

Xét tứ giác AB'HC' ta có:

\widehat{B'HC'} = 360^{0} -
\left( \widehat{A} + \widehat{B'} + \widehat{C'}
\right)

= 360^{0} - \left( 60^{0} + 60^{0} +
90^{0} \right) = 120^{0}

\Rightarrow \widehat{BHC} =
\widehat{B'HC'} = 120^{0}

Xét tam giác BIC ta có:

\widehat{BIC} = 180^{0} - \left(
\widehat{IBC} + \widehat{ICB} \right)

= 180^{0} - \left( \frac{\widehat{B}}{2}
+ \frac{\widehat{C}}{2} \right) = 180^{0} - \frac{1}{2}\left( 180^{0} -
\widehat{A} \right) = 120^{0}

Mặt khác \Delta ABC nội tiếp trong đường tròn (O) nên góc nội tiếp \widehat{BAC} trong đường tròn (O) có số đo là

60^{0} = \widehat{BAC} =
\frac{1}{2}sd\widehat{BC} = \frac{1}{2}\widehat{BOC}

\Rightarrow \widehat{BOC} =
120^{0}

Từ đó suy ra H;I đều nằm trên cung chứa góc 120^{0}dựng trên BC. Vậy các điểm B;O;C;H;I đều thuộc cùng một đường tròn.

Ví dụ: Cho \Delta ABC có góc B và góc C nhọn. Kẻ đường cao AH và đường trung tuyến AM biết rằng \widehat{BAH} = \widehat{MAC}. Gọi E là trung điểm của AB. Chứng minh các điểm A;M;H;E thuộc cùng một đường tròn.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Cung chứa góc Toán 9

Tam giác ABCME là đường trung bình nên ME//AC.

\Rightarrow \widehat{MAC} =
\widehat{AME}(1)

Tam giác AHB\widehat{AHB} = 90^{0};AE = EB

\Rightarrow AE = EH

Do đó \Delta AHE cân tại E

\Rightarrow \widehat{EHA} =
\widehat{EAH}(2)

Từ (1) và (2) và \widehat{EAH} =
\widehat{MAC} suy ra \widehat{AME}
= \widehat{AHE}

Do đó các điểm A;M;H;E thuộc cùng một đường tròn.

Dạng 3: Dựng cung chứa góc

Ví dụ: Dựng tam giác ABC biết BC = 3cm;AB = 3,5cm;\widehat{A} =
50^{0}.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Cung chứa góc Toán 9

Phân tích

Giả sử dựng được \Delta ABC thỏa mãn đề bài, ta thấy:

- Đoạn thẳng BC = 3cm dựng được ngay.

- Điểm A thỏa mãn hai điều kiện:

+ Điểm A nằm trên cung chứa góc 50^{0} dựng trên đoạn thẳng BC.

+ Điểm A trên đường tròn (B;3,5cm).

Cách dựng

- Dựng đoạn thẳng BC = 3cm.

- Dựng cung chứa góc 50^{0} trên đoạn BC.

- Dựng đường tròn (B;3,5cm).

- Đường tròn (B;3,5cm) cắt cung chứa góc tại A.

- Nối AB,AC ta được tam giác ABC phải dựng.

Chứng minh

A thuộc cung chứa góc 50^{0} nên BC
= 3cm;\widehat{BAC} = 50^{0}; A \in
(B;3,5cm)

\Rightarrow AB = 3,5cm

Vậy \Delta ABC thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Kết luận: Bài toán có hai nghiệm hình là \Delta ABC\Delta A'BC.

Ví dụ: Dựng tam giác ABC. Biết BC = 4cm; đường cao BD = 3cm và đường cao CE = 3,5cm.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Cung chứa góc Toán 9

Cách dựng

Dựng nửa đường tròn đường kính BC =
4cm.

Dựng đường tròn (B;3cm)(C;3,5cm) cắt nửa đường tròn đường kính BC lần lượt tại D;E.

Các đường thẳng BECD cắt nhau tại A ta được tam giác ABC là tam giác phải dựng.

Chứng minh

Ta có:

BC = 4cm;D \in (B;3cm)

\Rightarrow BD = 3cm;\widehat{BDC} =
90^{0} hay BD\bot CD.

Chứng minh tương tự E \in (C;3,5cm)
\Rightarrow CE = 3,5cm;EC\bot EB

Ta lại có BE \cap CD = A

Vậy tam giác ABC thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Kết luận: Bài toán có hai nghiệm hình là \Delta ABC.

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có cạnh BC cố định. Gọi I là giao điểm của ba đường phân giác trong. Tìm quỹ tích I khi điểm A thay đổi.

Bài 2: Dựng cung chứa góc 60^{0} trên đoạn AB = 4cm.

Bài 3: Dựng tam giác ABC biết BC = 6cm;\widehat{A} = 60^{0} và đường cao AH = 4cm.

Bài 4: Cho trước điểm A trên đường thẳng d và hai điểm C;D thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau, bờ d. Hãy dựng một điểm B trên d sao cho \widehat{ACB} = \widehat{ADB}.

Bài 5: Xét tam giác ABCBC = 6cm cố định và \widehat{A} = 120^{0}.

a) Tìm quỹ tích điểm A.

b) Điểm A ở vị trí nào thì tam giác ABC có diện tích lớn nhất. Tính giá trị lớn nhất đó.

Bài 6: Cho hình thang cân ABCD;(AB//CD). Chứng minh bốn điểm A;B;C;D cùng thuộc đường tròn.

Bài 7: Cho tam giác ABC;\widehat{A} =
60^{0} nội tiếp đường tròn (O). Trên cung nhỏ AC lấy một điểm D. Trên dây BD, lấy điểm M sao cho DM
= DC.

a) Chứng minh rằng tam giác MDC là tam giác đều.

b) Tìm quỹ tích các điểm M khi điểm D di động trên cung nhỏ AC.

Bài 8: Cho tam giác ABC có các góc B;Cnhọn. Kẻ đường cao AH và trung tuyến AM thỏa mãn \widehat{BAH} = \widehat{MAC}. Gọi E là trung điểm của AB.

a) Tam giác AEH là tam giác gì? Vì sao?

b) Chứng minh A;E;M;H thuộc cùng đường tròn.

c) Chứng minh tam giác ABC vuông.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️