Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9

Chuyên đề Tiếp tuyến của đường tròn gồm nội dung trọng tâm giúp bạn học ôn tập, củng cố lại kiến thức Toán 9 ôn thi vào lớp 10.
Khoahoc Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9 5,0

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Nếu một đường thẳng và một đường tròn chỉ có một điểm chung thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.

2. Nếu khoảng cách từ tâm của đường tròn đến đường thẳng bằng bán kính thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9

Định lí: Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là tiếp tuyến của đường tròn.

Dạng 1: Chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn

Phương pháp giải

Để chứng minh một đường thẳng a là tiếp tuyến của đường tròn (O; R) tiếp điểm là C ta làm như sau:

Cách 1: OC\bot a;C \in (O)

Cách 2: Vẽ OH\bot a. Chứng minh OC = OC = R.

Cách 3: Vẽ tiếp tuyến a' của (O). Ta chứng minh a \equiv a'.

Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ hai đường tròn (B;BA)(C;CA) cắt nhau tại D;(D \neq A). Chứng minh rằng CD là tiếp tuyến của (B).

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9

Xét tam giác ABC và tam giác DBC ta có:

CA = CD

BA = BD

Cạnh BC chung

\Rightarrow \Delta ABC = \Delta
DBC

\Rightarrow \widehat{BDC} = \widehat{BAD}
= 90^{0} hay CD\bot BD

Vậy CD là tiếp tuyến của đường tròn (B).

Ví dụ: Cho đường tròn (O) và một dây AB. Gọi M là trung điểm của AB. Vẽ bán kính OI đi qua M. Từ I vẽ đường thẳng xy//AB. Chứng minh rằng xy là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9

Xét đường tròn (O), có M là trung điểm của ABOI đi qua điểm M nên OI\bot
AB. Mà xy//AB nên xy\bot OI

Vậy xy là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Ví dụ: Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O;R) vẽ tiếp tuyến AB; (B là tiếp điểm), C là điểm trên đường tròn (O) sao cho AC = AB.

a) Chứng minh rằng AC là tiếp điểm của đường tròn (O).

b) D là điểm trên AC. Đường thẳng qua C vuông góc với DO tại M cắt đường tròn (O) tại E;(E
\neq C). Chứng minh rằng ED là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9

a) Xét \Delta OAC\Delta OAB ta có:

OC = OB = (R)

OA chung

AC = AB(gt)

\Rightarrow \Delta OAC = \Delta OAB(c -
c - c)

\Rightarrow OB = OC =
90^{0}

Suy ra AC là tiếp tuyến của đường tròn (O)

b) OD\bot EC(gt) suy ra M là trung điểm của EC (định lí đường kính vuông góc với dây cung)

OD là đường trung trực của đoạn thẳng EC

\Rightarrow DE = DC \Rightarrow
\widehat{OED} = \widehat{OCD} = 90^{0}

(tính chất đối xứng trục)

Vậy DE là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Ví dụ: Cho tam giác ABC, hai đường cao BF;CE cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rằng bốn điểm A;D;H;E cùng nằm trên một đường tròn đường kính AH.

b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng MD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AH.

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9

a) Gọi O là trung điểm của AH.

Xét tam giác ADH và tam giác AEH vuông tại D và E ta có:

OD = OE = OH =
\frac{1}{2}AH

Suy ra bốn điểm A;D;H;E cùng nằm trên một đường tròn đường kính AH.

b) Tam giác DBC vuông tại DDM là đường trung tuyến nên MB = MD = \frac{1}{2}BC

Ta có: \widehat{ODA} =
\widehat{OAD} (tam giác OAD cân)

\widehat{OAD} = \widehat{DBC} (cùng phụ với góc \widehat{ACB})

\widehat{DBC} = \widehat{BDM} (vì tam giác MBD cân)

Do đó \widehat{ODA} =
\widehat{BDM}

Ta có: \widehat{OAD} + \widehat{ODB} =
90^{0}

\Rightarrow \widehat{BDM} +
\widehat{ODB} = 90^{0}

\Rightarrow \widehat{ODM} = 90^{0}
\Rightarrow MD\bot OD

Vậy MD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AH.

Tương tự ta chứng minh được ME là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AH.

Dạng 2: Tính độ dài của một đoạn tiếp tuyến

Phương pháp giải

Nối tâm với tiếp tuyến để vận dụng định lí về tính chất của tiếp tuyến và hệ thức lượng trong tam giác vuông.

Ví dụ: Cho đường tròn (O;15), dây AB khác đường kính và AB = 24. Qua điểm O kẻ đường vuông góc với AB; cắt cát tuyến tại A của đường tròn ở điểm C. Gọi H là giao điểm của OC;AB. Tính độ dài cạnh AH?

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9

OH\bot AB nên H là trung điểm của AB

\Rightarrow AH = \frac{1}{2}AB =
12

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác OAH vuông tại H ta có:

OA^{2} = AH^{2} + HO^{2}

\Leftrightarrow 15^{2} = 12^{2} + OH^{2}
\Leftrightarrow OH = 9

AC là tiếp tuyến của đường tròn (O) nên CA\bot OA

Xét tam giác OAC vuông tại A, đường cao AHta có:

OA^{2} = OH.OC

\Leftrightarrow 15^{2} = 9.OC
\Leftrightarrow OC = 25

Vậy CH = OC - OH = 25 - 9 =
16.

Ví dụ: Cho đường tròn (O;R), A \in (O). Vẽ dây BC vuông góc với OA tại trung điểm M của OA.

a) Tứ giác OCAB là hình gì? Vì sao?

b) Kẻ tiếp tuyến với đường tròn tại B, cắt đường thẳng OA tại E. Tính độ dài BE theo bán kính R?

Hướng dẫn giải

Hình vẽ minh họa

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9

a) Theo giả thiết M là trung điểm của OA

OA\bot BC \equiv M nên M cũng là trung điểm của BC.

Xét tứ giác OCAB có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

Suy ra OCAB là hình bình hành.

Mặt khác OA\bot BC \equiv M

Vậy tứ giác OCAB là hình thoi.

b) Vì OCAB là hình thoi nên OC = OB = AB = AC

Suy ra OC = OB = AB = R

Do đó tam giác OAB đều cạnh R\widehat{AOB} = 60^{0}

EB là tiếp tuyến của đường tròn (O) nên EB\bot OB

Xét tam giác vuông OBE

\tan\widehat{EOB} =
\frac{EB}{OB}

EB = OB.\tan\widehat{EOB} = R.\tan60^{0} =R\sqrt{3}

II. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Cho đường tròn (O;R), dây AB không là đường kính. Qua O kẻ đường thẳng vuông góc với AB, cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn tại điểm C. Chứng minh CB là tiếp tuyến của đường tròn.

Bài 2: Cho đường tròn (O) đường kính AB. Gọi Ax;By là hai tia tiếp tuyến của (O) (Ax;By cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng AB. Trên tia Ax lấy điểm C, trên tia By lấy điểm D sao cho \widehat{COD} = 90^{0}. Chứng minh rằng CD là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Bài 3: Cho hình thoi ABCD\widehat{BAD} = 60^{0};AB = 2cm. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Dựng đường tròn tâm O tiếp xúc với hai cạnh AD;BC.

a) Tính bán kính của đường tròn.

b) Tính độ dài tiếp tuyến xuất phát từ A đến đường tròn (O).

Bài 4: Cho đường tròn (O;R) đường kính AB. Vẽ dây AC sao cho \widehat{CAB} = 30^{0}. Trên tia đối của BA lấy điểm M sao cho BM =
R. Chứng minh rằng:

a) MC là tiếp tuyến của đường tròn (O).

b) MC^{2} = 3R^{2}.

Bài 5: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB = 2R. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường tròn, vẽ hai tiếp tuyến Ax;By. Trên Ax lấy điểm C. Nối C với O, từ O kẻ đường thẳng vuông góc với OC cắt tia ByD.

a) Tứ giác ABDC là hình gì?

b) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác OCD tiếp xúc với đường thẳng AB tại O.

c) Chứng minh CA.DB = R^{2}. Tính CA.DBCD khi \widehat{ACD} = 60^{0}.

Bài 6: Cho nửa đường tròn có đường kính AB = 2R, một điểm M di chuyển trên nửa đường tròn. Gọi D;C theo thứ tự là các hình chiếu của A;B trên tiếp tuyến tại Mcủa nửa đường tròn. Xác định vị trí của điểm M để tứ giác ABCD có diện tích lớn nhất. Tính diện tích lớn nhất đó.

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️