SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT………………. |
ĐỀ THI HỌC KÌ I
Môn: HÓA HỌC – Lớp 11 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) |
Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 11 ……..
Cho biết: MH = 1; MC = 12; MO = 16; MS = 32; MK = 39; MFe = 56; MBa = 137
Câu 1: Theo thuyết của Brønsted – Lowry thì acid là chất
A. tan trong nước phân li ra OH–. | B. cho proton H+. |
C. nhận proton H+. | D. tan trong nước phân li ra H+. |
Câu 2: Cho quỳ tím vào dung dịch X có pH = 10, màu quỳ tím sẽ
A. hóa xanh. | B. không đổi. | C. mất màu. | D. hóa đỏ. |
Câu 3: Cho phản ứng thuận nghịch: CaCO3(s) ⇌ CaO(s) + CO2(g). Biểu thức tính bằng số cân bằng của phản ứng này là
A. ![]() |
B. ![]() |
C. KC = [CaO][CO2]. | D. [CO2]. |
Câu 4: Muối được dùng làm bột nở trong thực phẩm là
A. Na2CO3. | B. (NH4)2CO3. | C. NH4HCO3. | D. NH4Cl. |
Câu 5: Thuốc thử để nhận biết sulfuric acid và dung dịch muối sulfate là
A. AgNO3. | B. NaCl. | C. BaCl2. | D. KNO3. |
Câu 6: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?
A. Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.
B. Ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học.
C. Số oxi hóa của nitrogen trong các hợp chất và ion NH3, N2O4, NH4+ lần lượt là +3, +4, –3.
D. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitrogen thể hiện tính khử.
Câu 7: Các tính chất hoá học của nitric acid (HNO3) là
A. tính oxi hóa mạnh và tính base mạnh.
B. tính acid mạnh và tính khử mạnh.
C. tính acid mạnh và tính oxi hóa mạnh.
D. tính oxi hóa mạnh và tính acid yếu.
Câu 8: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. H3PO4. | B. NaOH. | C. H2S. | D. CH3COOH. |
Câu 9: Cho các phản ứng:
(a) S + O2 → SO2; (b) S + 3F2 → SF6; (c) Hg + S → HgS; (d) H2 + S → H2S.
Số phản ứng trong đó sulfur đơn chất đóng vai trò chất khử là
A. 1. | B. 4. | C. 3. | D. 2. |
Câu 10: Dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với Fe tạo thành khí H2 và
A. Fe2(SO4)3. | B. Fe(OH)3. | C. FeSO4. | D. Fe(OH)2. |
Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại chất hữu cơ?
A. CO2. | B. CH4. | C. CO. | D. K2CO3. |
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân tử sulfur gồm 8 nguyên tử (S8) có dạng khép kín.
B. Sulfur tan nhiều trong nước, ít tan trong dầu hỏa và benzene.
C. Trong tự nhiên, sulfur tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
D. Ở điều kiện thường, đơn chất sulfur là chất rắn, màu vàng.
Câu 13: Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH3CH=CH–CH=CH2. | B. CH2=CH–C≡CH. |
C. CH2=CH–Cl. | D. CH2=CH–CH=CH2. |
Câu 14: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn hoặc kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học tương tự nhau được gọi là các chất
A. đồng phân. | B. đồng khối. | C. đồng vị. | D. đồng đẳng. |
Câu 15: Sulfur dioxide thuộc loại oxide nào sau đây?
A. Oxide trung tính. | B. Oxide base. |
C. Oxide lưỡng tính. | D. Oxide acid. |
Câu 16: Nhóm chức là
A. một nhóm nguyên tử khác biệt trong chất hữu cơ.
B. một nguyên tử bất kì trong phân tử chất hữu cơ.
C. một nhóm nguyên tử có cấu trúc không gian đặc biệt mà trong đó các nguyên tử liên kết với không nhau theo quy tắc hóa trị nào.
D. một nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) gây ra những tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất hữu cơ.
Câu 17: Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ?
A. Phương pháp điện phân. | B. Phương pháp chiết. |
C. Phương pháp kết tinh. | D. Sắc kí cột. |
Câu 18: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô khí nào sau đây?
A. CO2. | B. H2S. | C. SO3. | D. HI. |
Câu 19: Công thức cấu tạo không phải của C3H8O là
A. CH3–CH2–CH2–OH. | B. CH3–O–CH2–CH3. |
C. CH3–CH(CH3)–OH. | D. CH3–CH2–OH–CH2. |
Câu 20: Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có hấp thụ ở vùng 1750 – 1600 cm–1?
A. Ketone. | B. Alcohol. | C. Ester. | D. Aldehyde. |
Câu 21: Trong các cách làm sau đây:
(1) Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch.
(2) Nấu rượu uống.
(3) Ngâm rượu thuốc.
(4) Làm đường cát, đường phèn từ nước mía.
Các cách làm sử dụng phương pháp chiết là:
A. (1), (3). | B. (1), (4). | C. (2), (3). | D. (2), (4). |
Câu 22: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. CH3OCH3 và CH3CHO. | B. CH3CH2CH3 và CH2=CH–CH3. |
C. C2H5OH và CH3OCH3. | D. CH3CH2CH2CH2OH và C3H7OH. |
Câu 23: Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình dưới đây:
Phân tử khối của X là
A. 31. | B. 45. | C. 46. | D. 15. |
Câu 24: Nhóm chức COOH có trong hợp chất nào sau đây?
A. Alcohol. | B. Carboxylic acid. | C. Ester. | D. Aldehyde. |
Câu 25: Công thức phân tử của methyl formate và glucose lần lượt là C2H4O2 và C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của hai chất này là
A. CH2O. | B. C2H4O2. | C. C4H8O4. | D. C6H12O6. |
Câu 26: Số đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6Br2 là
A. 1. | B. 2. | C. 3. | D. 4. |
Câu 27: Trộn 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,01 M với 200 ml dung dịch KOH 0,03 M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 9. | B. 10. | C. 12,4. | D. 13,2. |
Câu 28: Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxygen (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là
A. 60. | B. 30. | C. 120. | D. 32. |
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất từ quặng pyrite sắt có thành phần chính là FeS2, theo sơ đồ sau:
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4.
Tính thể tích dung dịch H2SO4 95% (D = 1,82 g/mL) thu được 1 tấn quặng pyrite (chứa 80% FeS2). Biết hiệu suất của quá trình là 90%, các tạp chất trong quặng không chứa sulfur.
Câu 2 (1 điểm): Viết công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở có cùng công thức tử C3H8O.
Câu 3 (1 điểm): Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy trong hợp chất Y, carbon chiếm 85,7% còn hydrogen chiếm 14,3% về khối lượng.
a) Y là hydrocarbon hay dẫn xuất của hydrocarbon?
b) Xác định công thức đơn giản nhất của Y.
c) Sử dụng phổ MS, xác định được phân tử khối là 56. Xác định công thức phân tử của Y.
------------ Hết ------------