SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT………………. |
ĐỀ THI HỌC KÌ I
Môn: HÓA HỌC – Lớp 11 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) |
Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 11 ……..
Cho biết: MH = 1; MC = 12; MO = 16; MS = 32; MCu = 64
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch muối ăn. | B. Dung dịch đường. |
C. Dung dịch rượu. | D. Dung dịch benzene. |
Câu 2: Theo thuyết Brønsted-Lowry, base là?
A. chất cho cặp electron. | B. chất nhận cặp electron. |
C. chất nhận proton (H+). | D. chất cho proton (H+). |
Câu 3: Trong y học, vì sao nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật?
A. Do nitrogen không duy trì sự hô hấp và tạo môi trường trơ.
B. Do nitrogen hóa lỏng ở nhiệt độ thấp.
C. Do nitrogen tan rất ít trong nước.
D. Do nitrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
Câu 4: Liên kết trong NH3 là liên kết
A. kim loại. | B. cộng hóa trị không cực. |
C. ion. | D. cộng hóa trị có cực. |
Câu 5: Nhúng 2 đũa thủy tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện
A. khói màu nâu đậm. | B. khói màu vàng. |
C. khói màu tím. | D. khói màu trắng. |
Câu 6: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Vậy chất được gọi dung dịch chuẩn ở trên là
A. HCl. | B. nước cất. | C. NaOH. | D. phenolphthalein. |
Câu 7: Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của sulfur?
A. Không tan trong nước. | B. Chất rắn, màu nâu đỏ. |
C. Chất khí, không màu. | D. Không tan trong benzene. |
Câu 8: Muối X không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Trong y học, X thường được dùng làm chất cản quang xét nghiệm X-quang đường tiêu hóa. Công thức của X là
A. Na2SO4. | B. MgSO4. | C. BaSO4. | D. (NH4)2SO4. |
Câu 9: Dung dịch HCl 0,001 M có giá trị
A. pH = 3. | B. pH = 1. | C. pH = 11. | D. pH = 12. |
Câu 10: Muốn pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, cần phải làm thế nào?
A. Rót nước thật nhanh vào dung dịch acid đặc.
B. Rót từ từ dung dịch acid đặc vào nước.
C. Rót nhanh dung dịch acid đặc vào nước.
D. Rót từ từ nước vào dung dịch acid đặc.
Câu 11: Số oxi hoá thấp nhất và cao nhất của nguyên tử nitrogen lần lượt là:
A. –2 và +4. | B. 0 và +5. | C. –3 và +5. | D. –5 và +5. |
Câu 12: Phản ứng nào sau đây sulfur đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. S + 6HNO3(đ) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
B. S + 2Na Na2S.
C. S + O2 SO2.
D. S + 2H2SO4 3SO2 + 2H2O.
Câu 13: Trong khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch có chất khí X không màu, mùi hắc, gây viêm đường hô hấp ở người. Khi khuếch tán vào bầu khí quyển, X là nguyên nhân chủ yêu gây hiện tượng “mưa acid”. X là
A. SO2. | B. CO2. | C. H2S. | D. CO. |
Câu 14: Nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon?
A. CH2Cl2, CH2=CH−CHO, CH3COOH, CH2=CH2.
B. CH2Cl2, CH2Br−CH2Br, CHCl3, CH3COOCH3, C6H5CH3.
C. CH3OH, CH2=CH−Cl, C6H5ONa, CH≡C−CH3.
D. CHBr3, CH2=CH−COOCH3, C6H5OH, C2H5OH, (CH3)3N.
Câu 15: Khi cho saccharose (C12H22O11) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc trong cốc thủy tinh thấy có bọt khí đẩy carbon trào lên khỏi cốc. Thí nghiệm trên chứng minh được tính chất nào sau đây của H2SO4 đặc?
A. Chỉ có tính oxi hóa mạnh.
B. Tính háo nước và tính khử mạnh.
C. Chỉ có tính háo nước.
D. Tính háo nước và tính oxi hóa mạnh.
Câu 16: Làm đường từ mía thuộc loại phương pháp tách biệt và tinh chế nào?
A. Phương pháp chưng cất. | B. Phương pháp chiết. |
C. Phương pháp kết tinh. | D. Sắc kí cột. |
Câu 17: Nhóm chức –O– là của hợp chất nào sau đây?
A. Ketone. | B. Amine. | C. Carboxylic acid. | D. Ether. |
Câu 18: Đối với phản ứng sau, cân bằng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi tăng nhiệt độ (các điều kiện khác giữ không đổi)?
CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g) = –42 kJ
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. Không thay đổi.
D. Không dự đoán được sự chuyển dịch cân bằng.
Câu 19: Oxide nào sau đây khi tác dụng với acid H2SO4 đặc, nóng có thể giải phóng khí SO2?
A. FeO. | B. ZnO. | C. Fe2O3. | D. MgO. |
Câu 20: Kết quả đo phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho ở hình dưới đây:
Phân tử khối của chất X là
A. 76. | B. 74. | C. 45. | D. 28. |
Câu 21: Dãy các chất nào sau đây có cùng công thức đơn giản nhất?
A. CH4, C2H6, C3H8. | B. C2H4O2, C6H12O6, C3H6O3. |
C. C6H12O6, C4H8O2, C3H6O. | D. CH4, C2H4, C3H4. |
Câu 22: Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ dưới đây) dùng để
A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch.
B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau.
C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau.
D. tách chất lỏng và chất rắn.
Câu 23: Công thức phân tử cho biết thông tin nào sau đây về phân tử hợp chất hữu cơ?
A. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử.
B. Thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
C. Thành phần nguyên tố và tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
D. Tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố và trật tự liên kết giữa các nguyên tử.
Câu 24: Một hợp chất hữu cơ có công thức C3H7Cl, có số công thức cấu tạo là
A. 4. | B. 3. | C. 1. | D. 2. |
Câu 25: Trộn 150 ml dung dịch HCl 1 M với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4 M và NaOH 0,6 M. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng có hiện tượng
A. quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
B. quỳ tím chuyển sang màu xanh.
C. quỳ tím không đổi màu.
D. không xác định được màu quỳ tím.
Câu 26: Chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng với CH3OH?
A. C2H5OH. | B. C2H4. | C. CH3CHO. | D. CH3COOH. |
Câu 27: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen bằng 30. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2. | B. CH2O. | C. C3H8O. | D. C2H4O2. |
Câu 28: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. CH3CH(OH)CH3, C2H5OH.
B. CH3CH2CH2OH, CH3CH(OH)CH2CH3.
C. CH3CH2CH2OH, CH3CH(OH)CH3.
D. CH3CH2CH2CH2OH, C2H5OH.
II. Phần tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Hoà tan hết 12,8 gam Cu trong dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng dư thu được dung dịch X và V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện chuẩn.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra?
b) Tính V.
Câu 2 (1 điểm):
a) Viết công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất hữu cơ có công thức khung phân tử sau:
b) Viết công thức khung phân tử của hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo thu gọn sau:
CH3CH(CH3)COOCH=CH2
Câu 3 (1 điểm): Tiến hành phân tích nguyên tố, người ta xác định được trong thành phần của một mẫu hydrocarbon X chứa 0,72 gam carbon và 0,18 gam hydrogen.
a) Xác định công thức thực nghiệm của X.
b) Sử dụng phổ MS, xác định được phân tử khối của X là 30. Xác định công thức phân tử của X.
------------ Hết ------------