Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 3

Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều gồm 2 phần: Trắc nghiệm chiếm 70% và tự luận chiếm 30% bám sát kiến thức nội dung chương trình học kì 1, giúp bạn học đánh giá kĩ năng toàn diện với môn Hóa học.
Khoahoc Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 3 5,0

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 TRƯỜNG THPT……………….

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Môn: HÓA HỌC – Lớp 11

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian giao đề)

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 11 ……..

Cho biết: MH = 1; MC = 12; MO = 16; MAl = 27; MS = 32; MCl = 35,5; MFe = 56

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Chất nào sau đây phân li hoàn toàn trong nước?

A. H2S. B. CH3COOH. C. C2H5OH. D. NaOH.

Câu 2: Ở một nhiệt độ nhất định, các dung dịch: NaCl, HNO3, H2SO4, KOH có cùng nồng độ mol. Dung dịch có giá trị pH lớn nhất là

A. KOH. B. NaCl. C. H2SO4. D. HNO3.

Câu 3: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa acid?

A. CH4. B. CO2. C. O2.  D. SO2.

Câu 4: Phương pháp dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau là

A. phương pháp kết tinh.  B. phương pháp chiết.
C. phương pháp chưng cất. D. phương pháp sắc kí cột.

Câu 5: Khí ammonia tiếp xúc với giấy quỳ tím ẩm thì giấy quỳ chuyển thành

A. màu xanh. B. màu đỏ. C. màu vàng. D. màu hồng.

Câu 6: Cho phản ứng: N2 + 3H2 ⇌ 2NH3          \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0 = –198,2 kJ

(1) Tăng nồng độ N2; (2) Tăng nhiệt độ; (3) Giảm nhiệt độ; (4) Giảm áp suất; (5) Giảm nồng độ NH3; (6) Thêm Khí Ar vào bình.

Những yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:

A. (1), (2), (4).  B. (1), (3), (4). C. (1), (3), (5).  D. (1), (3), (5), (6).

Câu 7: Muối sulfate được dùng sản xuất vật liệu xây dựng là

A. BaSO4. B. CaSO4. C. MgSO4 D. (NH4)2SO4.

Câu 8: Phản ứng nào xảy ra khi trên bầu trời có chớp sét?

A. N2 + O2 ⇌ 2NO.  B. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3.
C. 2NO + O2 ⇌ 2NO2. D. 4NO2 + 2H2O → 4HNO3 + O2.

Câu 9: Vì sao có thể dựa vào nhóm chức để phân loại các hợp chất hữu cơ?

A. Vì biết được nhóm chức thì biết được thành phần các nguyên tố hoá học có trong phân tử hợp chất hữu cơ.

B. Vì nhóm chức không bị biến đổi khi phân tử hữu cơ tham gia phản ứng.

C. Vì nhóm chức tham gia vào các phản ứng trong cơ thể sống.

D. Vì nhóm chức gây ra các phản ứng hoá học đặc trưng cho phân tử hữu cơ.

Câu 10: HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?

A. NaOH.  B. CuO. C. Na2CO3 D. Ag.

Câu 11: Giá trị pH của một dung dịch tăng từ 3 lên 5. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Nồng độ ion H+ của dung dịch khi pH = 3 là 10–3 M.

B. Nồng độ ion H+ của dung dịch giảm 20 lần.

C. Nồng độ ion OH của dung dịch khi pH = 5 là 10–9 M.

D. Dung dịch ban đầu là một acid có nồng độ 0,001 M.

Câu 12: Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol: KCl (1), C2H5OH (2), CH3COOH (3), Na2SO4 (4). Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về độ dẫn điện của dung dịch?

A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (2), (1), (4).
C. (2), (3), (1), (4). D. (2), (1), (3), (4).

Câu 13: Cho các hợp chất sau: C20H42; C2H5Br; C2H2; CCl4; C2H4; CO2. Số hợp chất thuộc loại hydrocarbon là

A. 3. B. 2. C. 1.  D. 4.

Câu 14: Sulfur dioxide là chất khử trong phản ứng nào sau đây?

A. SO2 + NaOH → NaHSO3.

B. SO2 + H2S → 3S + 2H2O.

C. SO2 + NO2 \xrightarrow{\mathrm {xt}} SO3 + NO.

D. SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O.

Câu 15: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau?

A. CH3−CH2−OH và CH3−CH2−CH2−OH.

B. CH4 và C3H6.

C. CH4, C2H6 và C4H8.

D. CH3−O−CH3 và CH3−CH2−OH.

Câu 16: Ứng dụng nào sau đây không phải của sulfur?

A. Lưu hóa cao su.

B. Sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm.

C. Sản xuất sulfuric acid.

D. Khử chua cho đất.

Câu 17: Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào dung dịch nào sau đây sẽ tạo kết tủa trắng?

A. NaCl. B. NaOH. C. NaNO3. D. Na2SO4.

Câu 18: Công thức cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố là

A. phân tử khối.  B. công thức đơn giản nhất.
C. công thức phân tử.  D. công thức thực nghiệm.

Câu 19: Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ.

A. Chiết, chưng cất và kết tinh. B. Chiết và kết tinh.
C. Chưng chất và kết tinh. D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(a) Sulfuric acid đặc có tính háo nước, gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da tay.

(b) Khi pha loãng sulfuric acid đặc cần cho từ từ nước vào acid, không làm ngược lại gây nguy hiểm.

(c) Khi bị bỏng sulfuric acid đặc, điều đầu tiên cần làm là rửa sạch vết bỏng với nước sạch.

(d) Sulfuric acid loãng có tính oxi hóa mạnh, khi tác dụng với kim loại không sinh ra khí hydrogen.

Số phát biểu đúng

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 21: Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3CH(OH)CH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm –OH?

A. D. B. C. C. A. D. B.

Câu 22: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH2Cl và có tỉ khối hơi so với helium bằng 24,75. Công thức phân tử của Z là

A. CH2Cl. B. C2H4Cl2. C. C2H6Cl.  D. C3H9Cl3.

Câu 23: Công thức cấu tạo thu gọn nhất của một hợp chất X như sau:

Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH2=C=CH2 B. CH3−CH=CH−CH3.
C. CH2=CH−CH2−CH=CH2 D. CH2=CH−CH=CH2.

Câu 24: Phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon trong C3H8O là

A. 30%. B. 40%.  C. 50%.  D. 60%.

Câu 25: Hợp chất hữu cơ nào sau đây có mạch carbon phân nhánh?

A. H3C−CH2−CH3−CH3 B. CH3[CH2]3CH3.
C. .
D. .

Câu 26: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

A. CH3COOH, HCOOCH3 B. CH3OOH, HCOOH.
C. CH3OH, C2H5OH. D. C2H5OH, CH3OCH2CH3.

Câu 27: Trong công nghiệp, hydrogen được sản xuất từ phản ứng sau:

CH4(g) + H2O(g) ⇌ 3H2(g) + CO(g).

Biết ở nhiệt độ 760oC, tất cả các chất đều ở thể khí và nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là: [CH4] = 0,126 mol/L; [H2O] = 0,242 mol/L; [H2] = 1,15 mol/L; [CO] = 0,126 mol/L. Hằng số cân bằng KC của phản ứng trên tại 760oC là

A. 1,521. B. 4,752. C. 6,285. D. 0,159.

Câu 28: Glyoxal có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố là: 41,4% C; 3,4% H và 55,2% O. Công thức nào dưới đây phù hợp với công thức thực nghiệm của glyoxal?

A. CH2O. B. CHO. C. C2H6O. D. CH2O2.

II. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X chỉ chứa muối sulfate trung hòa và 4,958 lít khí (đkc).

a) Tìm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu.

b) Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư. 

Câu 2 (1 điểm): Viết công thức cấu tạo thu gọn của các chất có công thức phân tử sau: C5H12, C2H6O.

Câu 3 (1 điểm): Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất X như sau: carbon là 52,17%; hydrogen là 13,04%; còn lại là oxygen. Biết phân tử khối của X là 46 g/mol.

a) Xác định công thức phân tử của hợp chất X.

b) Viết các công thức cấu tạo có thể có của X.

------------ Hết ------------

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️