Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 4

Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều gồm 2 phần: Trắc nghiệm chiếm 70% và tự luận chiếm 30% bám sát kiến thức nội dung chương trình học kì 1, giúp bạn học đánh giá kĩ năng toàn diện với môn Hóa học.
Khoahoc Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 4 5,0

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 TRƯỜNG THPT……………….

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Môn: HÓA HỌC – Lớp 11

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian giao đề)

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 11 ……..

Cho biết: MH = 1; MC = 12; MN = 14; MO = 16; MNa = 23; MMg = 24; MS = 32; MCl = 35,5; MK = 39; M Fe =56; MCu = 64; MZn = 65, MAg = 108

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Môi trường base là môi trường có

A. pH = 14. B. pH = 7. C. pH < 7. D. pH > 7.

Câu 2: Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng?

A. Chất xúc tác.  B. Nhiệt độ C. Áp suất. D. Nồng độ.

Câu 3: Sục khí nào sau đây vào nước thu được dung dịch làm quỳ tím hóa xanh?

A. H2S. B. SO2. C. NO. D. NH3.

Câu 4: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất tan và điện li mạnh?

A. CaCl2, CuSO4, CaSO4, HNO3 B. KCl, H2SO4, H2O, CaCl2.
C. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2. D. HNO3, Cu(NO3)2, Ca3(PO4)2, H3PO4.

Câu 5: Theo thuyết Brønsted – Lowry, chất nào sau đây là base?

A. HCl.  B. NaCl.  C. HNO3 D. KOH.

Câu 6: Magnesium sulfate chủ yếu được sử dụng làm phân bón, ngoài ra còn được sử dụng làm thuốc để cung cấp magnesium cho cơ thể, giúp giảm các cơn đau cơ, giảm hiện tượng chuột rút. Công thức của magnesium sulfate là

A. MgSO3. B. CaSO4. C. MgSO4 D. BaSO4.

Câu 7: Phương pháp kết tinh là phương pháp tách và tinh chế chất từ hỗn hợp chất rắn dựa trên

A. nhiệt độ sôi khác nhau không nhiều.

B. độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ.

C. độ hoà tan khác nhau trong các môi trường không tan vào nhau.

D. tính phân cực khác nhau của các chất so với pha tĩnh.

Câu 8: Vận dụng tính chất nào của khí nitrogen mà người ta ứng dụng nó để dập tắt các đám cháy hoá chất, chập điện,...?

A. Tính trơ. B. Tính khử. C. Tính oxy hóa.  D. Tính chất khí.

Câu 9: Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe2+ và NO3– 

A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO2)2 C. Fe(NO2)3 D. Fe(NO3)2.

Câu 10: Trong các hợp chất sau, chất nào là hydrocarbon?

A. C6H6. B. C6H5NH2 C. CH3COOH.  D. C2H5OH.

Câu 11: Ý nào sau đây là sai khi nói về mưa acid?

A. Trong nước mưa có chứa acid H2SO4 và HNO3.

B. Là hiện tượng tự nhiên, không phải do tác động của con người.

C. Do các khí thải từ hoạt động của núi lửa, cháy rừng,...

D. Gây hại cho con người và sinh vật.

Câu 12: Oleum có công thức tổng quát là

A. H2SO4.nSO2 B. H2SO4.nH2O. C. H2SO4.nSO3 D. H2SO4 đặc.

Câu 13: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các kim loại thuộc dãy nào sau đây?

A. Cu, Na. B. Mg, Al. C. Ag, Zn. D. Au, Pt.

Câu 14: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố hóa học nào?

A. Hydrogen. B. Carbon.  C. Nitrogen. D. Oxygen. 

Câu 15: Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm chung của các chất hữu cơ không đúng?

A. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy.

B. Liên kết hoá học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.

C. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.

D. Các phản ứng hoá học của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra.

Câu 16: Tên gọi của chất có công thức C2H6

A. methane. B. propane.  C. pentane. D. ethane.

Câu 17: Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?

A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết.
C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột.

Câu 18: Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau?

A. CH3–CH=CH2 và CH3–CH2–CH2–CH3.

B. CH2=CH–CH=CH2 và CH3–C≡CH.

C. CH3CH2CH2CH3 và (CH3)CHCH3.

D. CH2=CH–CH=CH2 và CH2C(CH3)–CH=CH2.

Câu 19: Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2817 cm−1 và 1731 cm−1. Chất X là chất nào trong các chất dưới đây?

A. CH3C(O)CH2CH3 B. CH2=CHCH2CH2OH.
C. CH3CH2CH2CHO. D. CH3CH=CHCH2OH.

Câu 20: Một hợp chất có công thức cấu tạo khung phân tử như sau:

Hợp chất này có bao nhiêu nguyên tử carbon và hydrogen?

A. 5, 10. B. 6, 10. C. 5, 8.  D. 6, 8.

Câu 21: Khi nhiệt kế thuỷ ngân vỡ, rắc chất bột nào sau đây lên thuỷ ngân rơi vãi sẽ chuyển hoá chúng thành hợp chất bền, ít độc hại?

A. Muối ăn.  B. Đá vôi. C. Than đá. D. Sulfur.

Câu 22: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

A. CH3OCH3, CH3CHO. B. C2H5OH, CH3OCH3.
C. CH3CH2CH2CH2OH, C2H5OH. D. C4H10, C6H6.

Câu 23: Cho hai hợp chất hữu cơ là aniline (C6H7N) và 2-aminopyridine (C5H6N2) và hình ảnh phổ khối như hình vẽ:

(a) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A.

(b) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ B.

Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Phổ khối lượng ở hình (a) tương ứng với phân tử aniline.

B. Mảnh ion phân tử ở hình (b) có giá trị m/z là 94.

C. Phổ khối lượng ở hình (b) tương ứng với phân tử 2-aminopyridine.

D. Phân tử khối của hai hợp chất hữu cơ A và B bằng nhau.

Câu 24: Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức đơn giản nhất của X là

A. C3H5O2. B. C6H10O4. C. C12H20O8 D. C3H10O2.

Câu 25: Cho 10 mL dung dịch X gồm hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5 M. Thể tích dung dịch NaOH 1 M cần để chuẩn độ dung dịch X là

A. 15 mL.  B. 25 mL. C. 20 mL. D. 10 mL.

Câu 26: Phản ứng thế giữa 2,3-dimethylbutane với Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) cho tối đa bao nhiêu sản phẩm?

A. 2. B. 3. C. 4.  D. 5.

Câu 27: Trộn V1 lít dung dịch acid mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6?

A. \frac{{\mathrm V}_1}{{\mathrm V}_2}=\frac11. B. \frac{{\mathrm V}_1}{{\mathrm V}_2}=\frac{11}9. C. \frac{{\mathrm V}_1}{{\mathrm V}_2}=\frac8{11}. D. \frac{{\mathrm V}_1}{{\mathrm V}_2}=\frac9{10}.

Câu 28: Trong phân tử hydrocarbon X, hydrogen chiếm 25% về khối lượng. Công thức phân tử của X là

A. CH4. B. C2H4. C. C2H6. D. C6H6.

II. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Cho cân bằng hóa học:

2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)               \triangle_{\mathrm r}\mathrm H_{298}^0= –198 kJ

a) Khi tăng nhiệt độ, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào? Vì sao?

b) Để tăng hiệu suất tổng hợp SO3 người ta cần thay đổi áp suất như thế nào? Vì sao?

Câu 2 (1 điểm): Vitamin C hay còn gọi là ascorbic acid có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người. Các chế phẩm của vitamin C giúp điều trị mệt mỏi, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể mau lành vết thương. Kết quả phân tích nguyên tố của vitamin C thu được thành phần phần trăm về khối lượng như sau: %C = 40,91%; %H = 4,545%; %O = 54,545%. Tỉ khối hơi của vitamin C so với khí helium là 44. Xác định công thức phân tử của vitamin C.

Câu 3 (1 điểm):

a) Viết các đồng phân của alkane có công thức C4H10?
b) Alkane X có tỉ khối hơi so với hydrogen là 36. Khi X thế chlorine (ánh sáng) thu được 1 sản phẩm thế monochloro. Xác định công thức cấu tạo của X?

------ HẾT ------

 

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️