Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 5

Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều gồm 2 phần: Trắc nghiệm chiếm 70% và tự luận chiếm 30% bám sát kiến thức nội dung chương trình học kì 1, giúp bạn học đánh giá kĩ năng toàn diện với môn Hóa học.
Khoahoc Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 5 5,0

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 TRƯỜNG THPT……………….

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Môn: HÓA HỌC – Lớp 11

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian giao đề)

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 11 ……..

Cho biết: MH = 1; MC = 12; MN = 14; MO = 16; MNa = 23; MMg = 24; MS = 32; MCl = 35,5; MK = 39; M Fe =56; MCu = 64; MZn = 65, MAg = 108

I. Phần  trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Công thức tính pH là

A. pH = log[H+]. B. pH = 10 log[H+].
C. pH = –log[OH]. D. pH = –log[H+].

Câu 2: Theo thuyết Brønsted - Lowry về acid - base, những chất hoặc ion có khả năng nhận H+

A. base. B. lưỡng tính.  C. muối.  D. acid.

Câu 3: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

A. xảy ra giữa hai chất khí.

B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.

C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.

D. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

Câu 4: Ở điều kiện thường, đơn chất sulfur gồm

A. 1 nguyên tử S. B. 8 nguyên tử S. C. 2 nguyên tử S. D. 6 nguyên tử S.

Câu 5: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: 2NO2(g) ⇌ N2O4(g). Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là

A. {\mathrm K}_{\mathrm C}=\frac{{\lbrack{\mathrm{NO}}_2\rbrack}^2}{\lbrack{\mathrm N}_2{\mathrm O}_4\rbrack}. B. {\mathrm K}_{\mathrm C}=\frac{\lbrack{\mathrm{NO}}_2\rbrack}{{\lbrack{\mathrm N}_2{\mathrm O}_4\rbrack}^2}. C. {\mathrm K}_{\mathrm C}=\frac{\lbrack{\mathrm{NO}}_2\rbrack}{\lbrack{\mathrm N}_2{\mathrm O}_4\rbrack}. D. {\mathrm K}_{\mathrm C}=\frac{\lbrack{\mathrm N}_2{\mathrm O}_4\rbrack}{{\lbrack{\mathrm{NO}}_2\rbrack}^2}.

Câu 6: Nhóm kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 loãng?

A. Zn, Al.  B. Mg, Fe. C. Cu, Ag. D. Na, Mg.

Câu 7: Nồng độ mol của cation trong dung dịch FeCl3 0,45 M là

A. 0,45 M. B. 0,90 M. C. 1,35 M. D. 1,00 M.

Câu 8: S là chất khử trong phản ứng nào sau đây?

A. S + Mg → MgS. B. S + Fe → FeS.
C. S + H2 → H2S. D. S + O2 → SO2.

Câu 9: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A. CO, CaC2. B. CHCl3, C6H5OH.
C. CO2, CaCO3. D. NaHCO3, NaCN.

Câu 10: Để điều chế 2 L ammonia từ nitrogen và hydrogen với hiệu suất 50% thì thể tích nitrogen cần dùng ở cùng điều kiện là

A. 4 L. B. 8 L. C. 2 L. D. 1 L.

Câu 11: Hợp chất nào sau đây có nhóm chức aldehyde?

A. CH3–OH.  B. C6H5–NH2 C. CH3–COOH.  D. C2H5–CHO.

Câu 12: Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là

A. NH3. B. H2 C. NO2. D. NO.

Câu 13: Việc tách các chất ra khỏi nhau bằng phương pháp sắc kí dựa trên đặc tính nào sau đây của chất?

A. Phân tử khối. B. Nhiệt độ sôi.
C. Khả năng hấp phụ và hoà tan. D. Nhiệt độ nóng chảy.

Câu 14: Khí X làm đục nước vôi trong và được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. Chất X là:

A. NH3. B. SO2 C. O3 D. CO2.

Câu 15: Nitrogen có những đặc điểm về tính chất như sau:

a) Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên chỉ có khả năng tạo hợp chất cộng hóa trị trong đó N có số oxi hoá +5 và –3.

b) Khí nitrogen tương đối trơ ở nhiệt độ thường.

c) Nitrogen là phi kim hoạt động ở nhiệt độ cao.

d) Khi tác dụng với khí hydrogen, nitrogen thể hiện tính khử.

Số phát biểu đúng

A. 2.  B. 3. C. 4.  D.1.

Câu 16: Hai hợp chất là CH3CH2CH2OH và CH3CH2OCH3 là loại đồng phân cấu tạo nào?

A. Đồng phân vị trí nhóm chức. B. Đồng phân vị trí nối đôi.
C. Đồng phân nhóm chức.  D. Đồng phân mạch carbon.

Câu 17: Phần lớn sulfur tồn tại ở dạng hợp chất trong thành phần của các khoáng vật, như quặng pyrite, thạch cao, barite,... Thành phần chính của quặng pyrite là

A. FeS2. B. CaSO4 C. FeS. D. BaSO4.

Câu 18: Thêm hexane (một hydrocarbon trong phân tử có 6 nguyên tử carbon) vào dung dịch iodine trong nước, lắc đều rồi để yên. Sau đó thu lấy lớp hữu cơ, làm bay hơi dung môi để thu lấy iodine.

Phương pháp nào đã được sử dụng để thu lấy iodine từ dung dịch iodine trong nước trong quy trình được mô tả ở trên?

A. Kết tinh. B. Chiết.  C. Chưng cất.  D. Sắc kí cột.

Câu 19: Tên thay thế của CH3–CH(CH3)–CH3 là:

A. Butane. B. 2-methyl butane. C. Propane. D. 2-methyl propane.

Câu 20: Trong phân tử ethene (H2C = CH2), tỉ lệ số nguyên tử C : H là

A. 1 : 1. B. 1 : 4. C. 1 : 2. D. 2 : 1.

Câu 21: Cho các chất sau: CH3–O–CH3 (1); CH3CH2CH2OH (2); CH3–OH (3); CH3CH(OH)CH2CH3 (4); CH3CH(OH)CH3 (5); C2H5OH (6). Những cặp chất là đồng phân của nhau?

A. (2) và (5); (3) và (6). B. (1) và (6); (2) và (5).
C. (1) và (6); (4) và (5).  D. (1) và (3); (4) và (5).

Câu 22: Chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Công thức phân tử là của X là

A. C2H4O. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C3H6O.

Câu 23: Trong các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

A. methane. B. butane. C. propane.  D. ethane.

Câu 24: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng, thu được khí H2?

A. Au. B. Cu. C. Mg.  D. Ag.

Câu 25: Dung dịch HCl có pH = 2. Cần pha loãng dung dịch acid này (bằng H2O) bao nhiêu lần để thu được dung dịch HCl có pH = 4?

A. 99 lần. B. 10 lần.  C. 9 lần. D. 100 lần.

Câu 26: Phổ IR của một hợp chất hữu cơ có các tín hiệu hấp thụ ở 2971 cm-1, 2860 cm-1, 2688 cm-1 và 1712 cm-1. Hợp chất hữu cơ này là

A. CH3CH2CH2COOH. B. CH3CH2CH2CH2OH.
C. CH3COOCH2CH3. D. HO-CH2CH=CHCH2OH.

Câu 27: Cho butane phản ứng với chlorine thu được sản phẩm chính là

A. 2-chlorobutane. B. 1-chlorobutane.
C. 3-chlorobutane.  D. 4-chlorobutane.

Câu 28: Chất nào sau đây là đồng đẳng của CH3COOCH3?

A. CH3CH2CH2COOH. B. CH3CH(CH3)COOH.
C. HCOOCH3. D. HO–CH2CH2–CHO.

II. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Cho 7,8 gam hỗn hợp Mg và MgCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,958 lít hỗn hợp khí (đo ở đkc). Tính thành phần phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu?

Câu 2 (1 điểm):

a) Viết công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất hữu cơ có công thức khung phân tử sau:

b) Viết công thức khung phân tử của hợp chất hữu cơ có công thức cấu tạo thu gọn sau: CH2=C(CH3)COOCH3.

Câu 3 (1 điểm): Methyl salicylate thường có mặt trong thành phần của một số thuốc giảm đau, thuốc xoa bóp, cao dán dùng điều trị đau lưng, căng cơ, bong gân,... Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử methyl salicylate như sau: 63,16% C; 5,26% H; còn lại là oxygen. Phổ MS của methyl salicylate được cho như hình dưới đây.

a) Xác định phân tử khối của methyl salicylate. Biết mảnh ion phân tử [M+] có giá trị m/z lớn nhất.
b) Xác định công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của methyl salicylate.

------------ Hết ------------

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️