Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 6

Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều gồm 2 phần: Trắc nghiệm chiếm 70% và tự luận chiếm 30% bám sát kiến thức nội dung chương trình học kì 1, giúp bạn học đánh giá kĩ năng toàn diện với môn Hóa học.
Khoahoc Đề thi cuối học kì 1 Hóa 11 Cánh diều - Đề 6 5,0

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 TRƯỜNG THPT……………….

ĐỀ THI HỌC KÌ I

Môn: HÓA HỌC – Lớp 11

Thời gian làm bài: 50 phút

(không kể thời gian giao đề)

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 11 ……..

Cho biết: MH = 1; MC = 12; MN = 14; MO = 16; MNa = 23; MMg = 24; MS = 32; MCl = 35,5; MK = 39; M Fe =56; MCu = 64; MZn = 65, MAg = 108

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Theo thuyết Bronsted – Lowry, chất nào sau đây là acid?

A. Ca(OH)2. B. HNO3. C. NaOH.  D. K2CO3.

Câu 2: pH là đại lượng đặc trưng cho mức độ acid, base của một dung dịch. Một dung dịch X có [H+] = 103 M thì dung dịch X có pH bằng

A. 11. B. 1.  C. 3.  D. 0,3.

Câu 3: Trong phản ứng nào sau đây, sulfur dioxide đóng vai trò là oxide acid?

A. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O. B. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O.
C. SO2 + NO2 \xrightarrow{\mathrm{xt}} SO3 + NO.  D. SO2 + 2Mg \xrightarrow{\mathrm t^\circ} 2MgO + S.

Câu 4: Chất nào sau đây không phải chất điện li?

A. Ca(OH)2. B. H2S. C. H2SO4 D. C6H12O6.

Câu 5: Số oxi hóa cao nhất của có thể có của sulfur trong các hợp chất là

A. +4. B. +8. C. +6.  D. +5.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sulfur dioxide là một trong các tác nhân làm ô nhiễm khí quyển, gây mưa acid.

B. Khi núi lửa hoạt động, khí sinh ra có hydrogen sulfide và sulfur dioxide.

C. Sulfur dioxide là khí độc, mùi hắc, gây viêm đường hô hấp ở người.

D. Ở điều kiện thường, sulfur dioxide là chất lỏng không màu, dễ bay hơi.

Câu 7: Vị trí của nitrogen (N) trong bảng tuần hoàn là

A. ô số 14, chu kì 2, nhóm VA.  B. ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.
C. ô số 7, chu kì 3, nhóm IIIA. D. ô số 14, chu kì 3, nhóm VA.

Câu 8: Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, sông hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng chứa nguyên tố nào sau đây?

A. N và O. B. P và O.  C. P và S. D. N và P.

Câu 9: Hợp chất hữu cơ nào dưới đây là hydrocarbon?

A. C2H5Cl. B.  C2H5COOCH3. C. C6H5OH. D. C6H6.

Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, NH3 được điều chế thường có lẫn hơi nước. Có thể dùng chất nào sau đây làm khô khí NH3?

A. CaO.  B. CuSO4 khan. C. H2SO4 đặc. D. dung dịch NaCl.

Câu 11: Ứng dụng nào sau đây của calcium sulfate (CaSO4) là không đúng?

A. Sản xuất vật liệu xây dựng.

B. Đúc tượng thạch cao, bó bột.

C. Sản xuất phân bón.

D. Làm chất phụ gia trong sản xuất đậu hũ.

Câu 12: Muốn tách chất màu thực phẩm thành những chất màu riêng thì dùng

A. phương pháp chưng cất. B. phương pháp sắc kí.
C. phương pháp chiết.  D. phương pháp kết tinh.

Câu 13: Để nhận biết anion có trong dung dịch K2SO4, không thể dùng thuốc thử nào sau đây?

A. BaCl2. B. Ba(NO3)2 C. MgCl2. D. Ba(OH)2.

Câu 14: Tính chất vật lý chung của các chất hữu cơ là:

A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, kém tan hoặc không tan trong nước.

B. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, kém tan hoặc không tan trong nước.

C. Có nhiệt độ nóng chảy thấp và nhiệt độ sôi cao, tan tốt trong nước.

D. Có nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp, tan tốt trong nước.

Câu 15: Cho cân bằng hóa học: N2(g) + 3H2(g) \overset{xt}{\rightleftharpoons} 2NH3(g); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi

A. thay đổi nồng độ N2 B. thay đổi nhiệt độ.
C. thêm xúc tác Fe. D. thay đổi áp suất của hệ.

Câu 16: Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị m/z của

A. peak [M+] lớn nhất. B. peak có cường độ tín hiệu cao nhất.
C. peak [M+] nhỏ nhất.  D. nhóm peak xuất hiện nhiều lần nhất.

Câu 17: Công thức đơn giản nhất của một hợp chất hữu cơ cho biết:

A. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố.

B. Phân tử khối.

C. Thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố.

D. Tỉ lệ tối giản về số lượng nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

Câu 18: Một hợp chất có công thức cấu tạo:

Hợp chất này có bao nhiêu nguyên tử carbon và hydrogen?

A. 7, 14. B. 6, 12. C. 7, 12. D. 6, 14.

Câu 19: Nhóm chức –CHO là của hợp chất nào sau đây?

A. Aldehyde. B. Alcohol.  C. Ketone. D. Carboxylic acid.

Câu 20: Cho các phát biểu sau:

(1) Sử dụng phương pháp kết tinh để làm đường cát, đường phèn từ nước mía.

(2) Để thu được tinh dầu sả người ta dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.

(3) Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều, người ta dùng phương pháp chưng cất thường.

(4) Mật ong để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai do có sự kết tinh đường.

Số phát biểu đúng

A. 1.  B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 21: Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là

A. C2H3O. B. C4H6O.  C. C4H6O2. D. C20H30O.

Câu 22: Tên thay thế của hydrocarbon có công thức cấu tạo (CH3)3CCH2CH2CH3

A. 2,2-dimethylbutane. B. 2,2-dimethylpentane.
C. 2,2,3-trimethylbutane. D. 2,3-dimethylpentane.

Câu 23: Cho từng chất Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4 lần lượt phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 2. B. 3.  C. 4. D. 5.

Câu 24: Số đồng phân có thể có của C3H8O là

A. 1. B. 3.  C. 2. D. 4.

Câu 25: Cho ba công thức cấu tạo sau:

Kết luận nào sau đây là đúng?

A. X, Y, Z là đồng phân mạch carbon.

B. X là đồng đẳng của Y và Z; Y và Z là đồng phân cấu tạo.

C. X và Y là đồng phân cấu tạo; Z là đồng đẳng của X và Y.

D. X, Y, Z thuộc ba dãy đồng đẳng khác nhau.

Câu 26: Pha loãng 1 lít dung dịch NaOH có pH = 9 bằng nước để được dung dịch mới có pH = 8. Thể tích nước cần dùng là

A. 4 lít. B. 9 lít. D. 10 lít. D. 5 lít.

Câu 27: Hòa tan m gam Fe trong dung dịch H2SO4 dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,958 lít khí H2 (ở đkc). Giá trị của m là

A. 11,2. B. 2,8.  C. 5,6. D. 1,4.

Câu 28: Methane có công thức phân tử là CH4. Thành phần % về khối lượng của carbon trong methane bằng

A. 70%. B. 25%.  C. 30%. D. 75%.

II. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 1 (1 điểm):

Thành phần chính của tinh dầu chuối là ester CH3COOCH2CH2CH(CH3)2, được điều chế từ phản ứng:

CH3COOH(aq) + (CH3)2CHCH2CH2OH(aq) ⇌ CH3COOCH2CH2CH(CH3)2(aq) + H2O(l)

a) Để tăng hiệu suất của phản ứng thì cần thay đổi nồng độ chất phản ứng như thể nào?

b) Nếu ban đầu nồng độ CH3COOH là 0,1 M; (CH3)2CHCH2CH2OH là 0,2 M và tại thời điểm cân bằng nồng độ của ester là 0,05 M thì hằng số KC bằng bao nhiêu?

Câu 2 (1 điểm): Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho đơn chất sulfur lần lượt tác dụng với Fe, Hg, H2, O2. Trong các phản ứng đó sulfur thể hiện tính oxi hóa hay tính khử?
Ghi rõ điều kiện (nếu có).

Câu 3 (1 điểm): Cocaine có tác dụng gây nghiện và gây hoang tưởng mạnh. Các triệu chứng vật lý có thể bao gồm nhịp tim nhanh và đồng tử giãn lớn; liều cao có thể dẫn đến huyết áp cao, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong cocaine lần lượt là 67,327% C; 6,93% H; 4,62% N; còn lại là oxygen. Sử dụng phổ MS, xác định được phân tử khối của cocaine là 303. Lập công thức phân tử của cocaine.

------------ Hết ------------

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️