Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 phân môn Hóa sách Cánh diều Nâng cao Đề 1

Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 phân môn Hóa sách Cánh diều Nâng cao gồm 2 phần: Trắc nghiệm và Tự luận. Để có thể hoàn thành tốt bài thi đòi hỏi bạn học nắm chắc kiến thức và vận dụng tốt các kĩ năng giải bài tập.
Khoahoc Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 phân môn Hóa sách Cánh diều Nâng cao Đề 1 5,0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS……………….

(Đề 1)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Thời gian làm bài … phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 6 ……..

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất chung của kim loại?

A. Tính dẫn điện.

B. Tính dẻo.

C.Tính nhiễm từ.

D. Tính dẫn nhiệt.

Câu 2: Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là

A. vật liệu.

B. nguyên liệu.

C. nhiên liệu.

D. phế liệu.

Câu 3: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều tinh bột?

A. Khoai lang. B. Trứng.  C. Rau xanh.  D. Bơ.

Câu 4: Dãy gồm các lương thực là:

A. Gạo, ngô, khoai, sắn.

B. Gạo, thịt, rau, cá.

C. Củ, quả, cá, thịt, sữa.

D. Sắn, khoai, sữa, thịt.

Câu 5: Hỗn hợp nào sau đây chỉ chứa một chất tan?

A. Nước mắm.

B. Sữa.

C. Nước chanh đường.

D. Nước đường.

Câu 6: Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là:

A. Điện thoại.

B. Bút chì.

C. Đôi giày.

D. Viên kim cương.

Câu 7: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. tính chất của chất.

B. thể của chất.

C. mùi vị của chất.

D. số chất tạo nên.

Câu 8: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào dưới đây?

A. Lọc.

B. Chiết.

C. Cô cạn.

D. Dùng nam châm.

Câu 9: Để tách các chất lỏng không hòa tan trong nhau và tách lớp nên dùng phương pháp nào?

A. Cô cạn.

B. Chiết.

C. Lọc.

D. Dùng nam châm.

Câu 10: Để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết dựa trên:

A. Sự giống nhau về tính hóa học của các chất.

B. Sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất.

C. Sự giống nhau về tính chất vật lí của các chất.

D. Sự khác nhau về tính chất hóa học của các chất.

Câu 11: Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, cần điều chỉnh lượng gas khi đun nấu

A. không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.

B. phù hợp với nhu cầu sử dụng.

C. luôn ở mức nhỏ nhất có thể.

D. luôn ở mức lớn nhất có thể.

Câu 12: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Phơi củi cho thật khô.

B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít càng tốt.

D. Chẻ nhỏ củi.

Câu 13: Bệnh thiếu máu có thể là do thiếu chất khoáng nào?

A. sắt.

B. iodine (iot).

C. calcium (canxi).

D. zinc (kẽm).

Câu 14: Việc làm nào dưới đây không phải cách bảo quản lương thực – thực phẩm đúng?

A. Chế biến cá và để trong tủ lạnh.

B. Để thịt ngoài không khí trong thời gian dài.

C. Sấy khô các loại trái cây.

D. Ướp muối cho cá.

Câu 15: Khi hoà tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước; phần còn lại làm cho nước bị đục. Hỗn hợp này được coi là:

A. dung dịch.

B. chất tan.

C. nhũ tương.

D. huyền phù.

Câu 16 Khi hòa tan 10 mL dầu ăn trong cốc chứa 100 mL xăng thì xăng đóng vai trò gì

A. Chất tan.

B. Dung môi.

C. Chất bão hòa .

D. Chất chưa bão hòa.

Câu 17: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

A. dung dịch.

B. huyền phù.

C. nhũ tương.

D.  chất tinh khiết.

Câu 18: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.

C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.

D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.

Câu 19: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

A. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại .

B. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.

C. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn .

D. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc .

Câu 20: Để tách nước ra khỏi hỗn hợp nước và dầu ăn cần các dụng cụ

A. phễu lọc, giấy lọc, bình tam giác, đũa thủy tinh.

B. phễu lọc, phễu chiết, bình tam giác, đũa thủy tinh .

C. bát sứ, đèn cồn, kiềng đun.

D. phễu chiết, bình tam giác, phễu thủy tinh.

Câu 21: Than củi là nhiên liệu dùng để đun nấu thức ăn, cũng như sản xuất. Vào mùa đông rét nhiều người đã sử dụng than củi đốt trong phòng ngủ để sưởi ấm, đó là việc làm rất nguy hiểm, không nên làm vì

A. quá trình đốt than củi sinh ra khí gây ngộ độc khí cho cơ thể là CO2 và CO.

B. quá trình đốt đốt than củi sinh ra nhiều khí oxygen, dễ gây ngạt.

C. phòng kín sẽ thiếu oxygen gây ngạt khí.

D. quá trình đốt than củi sinh ra nhiều khói, gây khó thở.

Câu 22: Than tổ ong được sử dụng trong Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Viên gạch không nung thường có các lỗ hổng vì

A. Giảm chi phí sản xuất, cách nhiệt cách âm tốt, tạo sự gắn kết với vữa xây.

B. Tạo sự thẩm mĩ, làm viên gạch đẹp hơn.

C. Giúp tiết kiệm thời gian sản xuất, đảm bảo tiến độ công trình nhanh hơn.

D. Tiết kiệm lao động sản xuất, đảm bảo có sự thông thoáng, thoát khí tốt.

Câu 23: Những dấu hiệu nào sau đây để nhận biết thịt đã bị hỏng?

A. Biến đổi màu sắc, mốc xanh trên bề mặt.

B. Bám mốc trên bề mặt và khô lại.

C. Biến đổi màu sắc có mùi hôi, mềm nhũn, chảy nước.

D. Úa màu, chuyển sang màu vàng. 

Câu 24: Mẹ Lan đã xây dựng thực đơn ăn bữa ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả gia đình. Thực đơn bữa ăn nào dưới đây cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhất?

A. Cơm, canh rau cải, thịt kho trứng, dưa hấu.

B. Cơm, canh cá, đậu rán.

C. Cơm, thịt bò xào, bưởi.

D. Cơm, canh bí đỏ, dưa muối, dưa hấu.

Câu 25: Cho mô tả về dung dịch như sau:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hỗn hợp này được gọi là huyền phù.

B. Hỗn hợp này có chất tan trong nước.

C. Dung dịch này được gọi là huyền phù.

D. Dung dịch này có các chất không tan trong nước.

Câu 26: Trong nước biển có hòa tan nhiều muối, trung bình cứ 100 g nước biển có 3,5 g muối ăn. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn?

A. 35 kg.  B. 30 kg . C. 40 kg.   D. 40 kg.

Câu 27: Cho 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng 5 ml nước cất, đánh số (1), (2), (3).

- Dùng các thìa giống nhau mỗi thìa xúc một trong các chất rắn dạng bột sau: urea (phân đạm), đường và bột phấn vào các ống nghiệm tương ứng và lắc đều.

- Ở ống (1), đến thìa thứ 5 thì urea không tan thêm được nữa, ta thấy bột rắn đọng lại ở đáy ống nghiệm.

- Hiện tượng tương tự ở ống (2) xảy ra khi cho đường đến thìa thứ 10, ở ống (3) thì từ thìa bột phấn đầu tiên đã không tan hết.

Khả năng tan trong nước của các chất tan trên là:

A. bột phấn < urea < đường.

B. bột phấn < đường < urea.

C. urea < bột phấn < đường.

D. đường < urea < bột phấn.

Câu 28: Khai tác dầu mỏ dưới đáy biển thường thu được hỗn hợp dầu mỏ và nước biển. Người ta dùng phương pháp nào để tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp? Biết rằng dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước .

A. Phương pháp lắng, gạn.

B. Phương pháp cô cạn.

C. Phương pháp lọc.

D. Phương pháp chiết.

Câu 29: Một hỗn hợp gồm nước có lẫn lưu huỳnh (sulfur). Muốn tách lưu huỳnh ra khỏi nước đổ từ từ hỗn hợp vào phễu thủy tinh có sẵn giấy lọc đã được làm ướt, thu được lưu huỳnh trên giấy lọc và nước. Phơi (sấy nhẹ) lưu huỳnh ẩm để làm khô. Dựa vào tính chất nào sau đây của lưu huỳnh để tách nó ra khỏi nước?

A. Lưu huỳnh không tan trong nước để tách lưu huỳnh ra khỏi nước.

B. Lưu huỳnh là chất rắn, còn nước là chất lỏng.

C. Lưu huỳnh có nhiệt sôi cao hơn nhiệt độ sôi của nước.

D. Lưu huỳnh có màu sắc nên dễ dàng quan sát hơn.

Câu 30: Vào mùa hè, nhiều hôm thời tiết rất oi bức khiến chúng ta cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Thế nhưng, sau một trận mưa rào ập xuống, người ta lại cảm thấy dễ chịu hơn nhiều. Lí do là

A. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường.

B. mưa đã làm chết các loài sinh vật gây bệnh.

C. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và loại bớt khỏi bụi ra ngoài không khí.

D. mưa đã làm giảm nhiệt độ môi trường và làm chết các sinh vật gây bệnh.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 31. (2,0 điểm)

Khi sử dụng ấm để đun sôi nước hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết:

a) Nước suối, nước máy có phải là nước tinh khiết không.

b) Tại sao khi đun nước lấy từ máy lọc nước thì bên trong ấm ít bị đóng cặn hơn. Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm.

Câu 32. (2,0 điểm)

a) Cho biết nhiệt độ sôi của rượu (ethanol) là 78oC, của nước là 100o Em hãy đề xuất giải pháp tách rượu ra khỏi nước và mô tả phương pháp đó.

b) Hãy trình bày cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn.

------------HẾT-----------

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️