SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS………………. (Đề 2) |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian làm bài … phút, không kể thời gian giao đề |
Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 6 ……..
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là
A. vật liệu.
B. nhiên liệu.
C. nguyên liệu.
D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
Câu 2: Vật liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?
A. Gỗ. | B. Bông. | C. Dầu thô. | D. Nông sản. |
Câu 3: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Ngô. | B. Thịt đỏ. | C. Rau xanh. | D. Bơ. |
Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là đúng về lương thực?
A. Lương thực là thức ăn chứa nhiều chất béo.
B. Rau xanh là lương thực.
C. Ngũ cốc là năm loại rau xanh.
D.. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột.
Câu 5: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước muối.
B. Hỗn hợp nước đường.
C. Hỗn hợp nước và rượu.
D. Hỗn hợp dầu ăn và nước.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây không phải là chất tinh khiết?
A. Vàng. | B. Bạc. | C. Thép. | D. Đồng. |
Câu 7: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?
A. Muối ăn.
B. Nến.
C. Dầu ăn.
D. Khí carbon dioxide.
Câu 8: Đâu không phải quá trình tách chất trong tự nhiên và trong đời sống?
A. Làm bay hơi muối biển, thu được muối ăn.
B. Phù sa trong nước sông lắng xuống, tách khỏi nước
C. Đãi vàng từ đất cát trong quặng vàng.
D. Đun nước sôi cho bay hơi.
Câu 9: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
A. Cô cạn.
B. Chiết.
C. Lọc.
D. Dùng máy li tâm.
Câu 10: Để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng các cách lọc, cô cạn, chiết dựa trên:
A. Sự giống nhau về tính hóa học của các chất.
B. Sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất.
C. Sự giống nhau về tính chất vật lí của các chất.
D. Sự khác nhau về tính chất hóa học của các chất.
Câu 11: Nồi xoong làm bằng thép sẽ không bị gỉ nếu
A. nấu ăn xong không rửa.
B. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.
C. dùng xong, cất đi ngay.
D. ngâm trong nước lâu ngày.
Câu 12: Việc làm nào sau đây góp phần sử dụng hiệu quả nhiên liệu?
A. Vặn gas thật to khi đun nấu.
B. Tạo các lỗ nhỏ trong viên than tổ ong.
C. Xếp khít củi vào nhau khi nhóm bếp.
D. Không vệ sinh kiềng bếp và mặt bếp gas sau khi đun nấu.
Câu 13: Vitamin nào thiếu gây khô mắt có thể dẫn đến mù lòa?
A. Vitamin K.
B. Vitamin C.
C. Vitamin A.
D. Vitamin D.
Câu 14: Trong các nhóm chất sau, những nhóm chất nào cung cấp năng lượng cho cơ thể? (1) Chất đạm
(2) Chất béo
(3) Tinh bột, đường
(4) Chất khoáng.
A. (1), (2) và (4).
B. (2), (3) và (4).
C. (1), (2), (3) và (4).
D. (1), (2) và (3).
Câu 15: Khi cho vôi sống vào nước, vôi sống phản ứng với nước được vôi tôi. Hỗn hợp vôi tôi và nước được gọi là
A. dung dịch. | B. chất tan. | C. nhũ tương. | D. huyền phù. |
Câu 16 Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.
B. Đun nóng nước.
C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu.
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 17: Nước khoáng trong suốt, không màu những có lẫn một số chất tan. Vậy nước khoáng
A. là hỗn hợp đồng nhất.
B. là chất tinh khiết.
C. không phải là hỗn hợp.
D. Là hỗn hợp không đồng nhất.
Câu 18: Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi lên trên và nước ở phía dưới. Dựa vào tính chất nào của dầu hỏa để tách nó ra khỏi nước?
A. Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
B. Dầu hỏa nặng hơn nước và tan trong nước.
C. Dầu hỏa có thể quan sát nhìn thấy được.
D. Dầu hỏa ở trạng thái lỏng, dễ bay hơi.
Câu 19: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?
A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước
B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh
C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
D. Ngâm quả mơ với đường để lấy nước mơ.
Câu 20: Phương pháp nào sau đây dùng để tách các chất rắn tan, không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng?
A. Chiết. | B. Cô cạn. | C. Lọc. | D. Dùng nam châm. |
Câu 21: Những song sắt để lâu ngày ngoài không khí ẩm thường bị gỉ. Việc làm nào sau đây giúp hạn chế quá trình đó:
A. Dùng dung dịch acid làm sạch bề mặt bị gỉ.
B. Dùng sơn quét lên trên bề mặt của song sắt.
C. Quấn các song sắt bằng giấy nilong.
D. Thường xuyên cọ rửa sạch sẽ.
Câu 22: Gas là một chất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hợp chất dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. Việc làm nào sau đây không bảo đảm an toàn khi sử dụng bếp gas.
A. Sử dụng dung dịch cồn để vệ sinh mặt bếp gas.
B. Để bình gas ở nơi thoáng khí.
C. Bật và tắt bếp gas đúng cách.
D. Khóa van an toàn sau khi sử dụng bếp gas.
Câu 23: Tại sao người ta khuyến nghị không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo? Gây ra hiện tượng thừa lipid (chất béo).
A. Lipid bị dự trữ trong máu, gan gây ra tắc nghẽn mạch máu.
B. Dễ mắc bệnh béo phì.
C. Dễ mắc bệnh tiểu đường.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 24: Thực đơn bữa ăn nào sau đây đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho gia đình?
A. Cơm trắng, canh cải thịt, thịt bò xào, thanh long.
B. Cơm trắng, thịt nạc kho tiêu, đậu rán.
C. Canh khoai nấu xương, trứng rán, chuối.
D. Cơm trắng, rau củ luộc, đậu rán, xoài.
Câu 25: Hình ảnh dưới đây minh họa cho trạng thái nào của hỗn hợp:
A. Dung dịch.
B. Huyền phù.
C. Nhũ tương.
D. Hỗn hợp đồng nhất.
Câu 26: Thực hiện thí nghiệm sau: chuẩn bị 2 cái bát.
Bát (1): trộn đều 1 thìa muối tinh và 3 thìa đường vàng.
Bát (2): trộn đều 3 thìa muối tinh và 1 thìa đường vàng.
Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên:
A. Bát (1) có màu vàng nhiều hơn màu trắng , vị ngọt rõ hơn vị mặn vì đường nhiều hơn muối.
B. Bát (2) màu trắng nhiều hơn màu vàng, vị mặn rõ hơn vị ngọt vì muối nhiều hơn đường.
C. Sau khi trộn tính chất của từng chất trong hỗn hợp bị thay đổi.
D. Tính chất của hỗn hợp có sự thay đổi khi thay đổi thành phần các chất trong hỗn hợp.
Câu 27: Hòa tan lần lượt cùng một lượng đường và nước ở các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1 |
Thí nghiệm 2 |
Thí nghiệm 3 |
Thí nghiệm 4 |
- Nước lạnh - Đường nghiền nhỏ |
- Nước lạnh - Đường viên
|
- Nước nóng - Đường nghiền nhỏ
|
- Nước nóng - Đường nghiền nhỏ Khuấy đều |
Thời gian hòa tan của đường giảm theo thứ tự:
A. Thí nghiệm 2 > Thí nghiệm 1 > Thí nghiệm 3 > Thí nghiệm 4.
B. Thí nghiệm 1 > Thí nghiệm 2 > Thí nghiệm 3 > Thí nghiệm 4.
C. Thí nghiệm 4 > Thí nghiệm 3 > Thí nghiệm 1 > Thí nghiệm 2.
D. Thí nghiệm 2 > Thí nghiệm 1 > Thí nghiệm 4 > Thí nghiệm 3.
Câu 28: Bạn Hà muốn tách riêng một hỗn hợp gồm cát và muối. Các hình vẽ dưới đây mô tả các bước tiến hành của bạn nhưng chưa đúng thứ tự.
Sắp xếp lại để mô tả đúng các bước tách riêng hỗn hợp cát và muối
A. C – A – F – B – D – E.
B. A – C – F – B – D – E.
C. A – C – F – B – D – E.
D. B – C – F – A – D – E.
Câu 29: Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới - 96°C để hoá lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến đưới -183°C. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháp tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là:
A. phương pháp lọc.
B. phương pháp chiết.
C. phương pháp cô cạn.
D. phương pháp chưng phân đoạn.
Câu 30: Bột sắn dây là tinh bột thu được từ củ sắn dây. Để thu được bột sắn dây, đầu tiên củ sắn dây được rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bên ngoài rồi xay nhuyễn với nước, thu được hỗn hợp màu nâu.
Hỗn hợp này được thêm nước, khuấy kĩ rồi lọc nhiều lần qua các lớp vải để loại hết bã xơ và thu được phần nước lọc thô chứa tinh bột. Từ nước lọc thô, tiến hành đánh bột với bước cho ran và đợi lắng, sau đó chắt bỏ nước và thay nước. Quá trình này được lặp lại nhiều lần (khoảng 6 – 20 lần tùy nhu cầu sử dụng) với số lớp vải lọc tăng dần để tách bỏ hoàn toàn tạp chất và cho ra được lớp bột trắng tinh khiết. Tinh bột thu được sẽ được giàn mỏng ra lớp vải đặt trên dàn phơi bằng tre, để ráo nước. Sau đó, tinh bột sắn được đưa vào các tủ sấy chuyên dụng hoặc đem phơi nắng cho đến khi bột khô. Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây bao gồm những thành phần:
A. nước, tinh bột sắn dây, bã sắn dây, tạp chất.
B. tinh bột sắn dây, tạp chất.
C. tinh bột sắn dây, tạp chất, bã sắn dây.
D. nước, bã sắn dây, tạp chất.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 31. (2,0 điểm)
Thành phần trên bao bì của một loại nước khoáng được chỉ ra trong bảng dưới đây
Bicarbonate (HCO3-) |
2800 – 330 mg/l |
Sodium (Na+) |
95 – 130 mg/l |
Calcium (Ca2+) |
11 – 17 mg/l |
Magnesium (Mg2+) |
3 – 6 mg/l |
Potassium (K+) |
2 – 3 mg/l |
Fluoride (F-) |
< 0,5 mg/l |
Iot (I-) |
< 0,01 mg/l |
TDS |
310 – 360 mg/l |
a) Thành phần của nước khoáng và nước tinh khiết khác nhau như thế nào?
b) Nước khoáng và nước tinh khiết có tính chất gì giống nhau?
c) Biết rằng một số chất tan trong nước khoáng có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước tinh khiết, uống loại nào tốt hơn.
Câu 32. (2,0 điểm)
Dầu diesel thường được làm nhiên liệu phổ biến cho các loại phương tiện như ô tô, cần cẩu, máy xúc, …
a) Nếu dầu diesel bị lẫn nước, người ta tách dầu diesel ra khỏi hỗn hợp dầu và nước nằng phương pháp gì?
b) Hãy cho biết dựa vào tính chất vật lí nào của dầu diesel để tách nó ra khỏi hỗn hợp dầu diesel và nước.
c) Hãy trình bày cách tách dầu diesel ra khỏi hỗn hợp dầu diesel và nước trong phòng thí nghiệm.
-----------HẾT----------