Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 phân môn Hóa sách Kết nối tri thức Nâng cao - Đề 3

Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 phân môn Hóa sách Kết nối tri thức Nâng cao được biên soạn gồm 2 phần. Phần 1 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Phần 2 gồm 2 câu hỏi tự luận, giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
Khoahoc Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 phân môn Hóa sách Kết nối tri thức Nâng cao - Đề 3 5,0

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 TRƯỜNG THCS……………….

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

Thời gian làm bài: … phút

(không kể thời gian giao đề)

Họ và tên học sinh: …………………………………………… Lớp: 7……..

Phần I: Trắc nghiệm (6,0 điểm)

Câu 1: Trong nguyên tử hạt nào không mang điện?

A. Proton. B. Neutron. C. Electron. D. Proton và electron.

Câu 2: Kí hiệu hóa học của nguyên tố bạc (silver) là

A. Ni. B. Ba. C. Hg.  D. Ag.

Câu 3: Hóa trị của nhóm (SO4) trong hợp chất H2SO4

A. I.  B. II. C. III. D. IV.

Câu 4: Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

A. Từ 1 nguyên tố.  B. Từ 2 nguyên tố trở lên.
C. Từ 3 nguyên tố. D. Từ 4 nguyên tố.

Câu 5: Tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố Ca, C, O trong công thức CaCO3 là:

A. 1 : 1 : 1. B. 1 : 1 : 2. C. 1 : 1 : 3. D. 2 : 1 : 3.

Câu 6: Trong các công thức hóa học sau, công thức hóa học nào viết sai?

A. KNO3. B. HCl.  C. Fe(OH)3. D. BaOH.

Câu 7: Liên kết cộng hóa trị được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng

A. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

B. lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tử.

C. một hay nhiều cặp electron dùng chung.

D. một hay nhiều cặp neutron dùng chung.

Câu 8: Phân tử nào sau đây có liên kết ion?

A. NaCl.  B. H2O. C. CO2. D. Cl2.

Câu 9: Nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. Nhóm IA. B. Nhóm IVA. C. Nhóm IIA. D. Nhóm VIIA.

Câu 10: Thêm 5 amu cho khối lượng nguyên tử của nguyên tố X để khối lượng nguyên tử của nó bằng hai lần khối lượng của nguyên tử oxygen. X là

A. Mg. B. Ca. C. Fe.  D. Al.

Câu 11: Nguyên tố magnesium có cùng số electron lớp ngoài cùng với nguyên tố nào sau đây?

A. Selenium.  B. Calcium. C. Nitrogen. D. Potassium.

Câu 12: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là:

A. 3 và 3.   B. 4 và 3. C. 4 và 4.  D. 3 và 4.

Câu 13: Khi nguyên tử F nhận thêm một electron thì tạo thành ion nào sau đây?

A. F+. B. F2+ C. F D. F2–.

Câu 14: Muốn biểu diễn 2 phân tử CuSO4 ta viết như sau:

A. 2CuSO4. B. Cu2SO4 C. Cu(SO4)2 D. (CuSO4)2.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho-Bo?

A. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo thành các lớp electron.

B. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn.

C. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa nhiều hơn 8 electron.

D. Các electron sắp xếp vào từng lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.

Câu 16: Dãy nào sau đây đều gồm các nguyên tố khí hiếm?

A. He, Ne, Ar, Kr.  B. Mg, Ca, Sr, Ba.
C. F, Cl, Br, I.  D. Li, Na, K, Rb.

Câu 17: Hạt nhân của nguyên tử calcium (Ca) có số điện tích hạt nhân là +20. Số hạt electron của nguyên tử calcium là bao nhiêu?

A. 5.  B. 10. C. 15. D. 20.

Câu 18: Một bình khí oxygen chứa

A. các phân tử O2.

B. các nguyên tử oxygen riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử oxygen.

D. một phân tử O2.

Câu 19: Cho mô hình phân tử N2 như sau:

Số cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử nitrogen là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 20: Chất khí được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy và dùng làm chất diệt nấm mốc là sulfur dioxide. Biết hợp chất sulfur dioxide tạo bởi sulfur có hóa trị IV và oxygen. Công thức hóa học của sulfur dioxide là

A. SO3 B. SO2 C. S2O4. D. S2O.

Câu 21: Cho thành phần các nguyên tử như sau: X (17p, 17e, 16n); Y (20p, 20e, 20n); Z (17p, 17e, 18n); T (19p, 19e, 20n); Q (8p, 8e, 9n). Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

A. 1. B. 2. C. 3.  D. 4.

Câu 22: Cho biết mỗi phân tử potassium carbonate tạo bởi 2 nguyên tử K, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O. Khối lượng của 3 phân tử potassium carbonate là

A. 414 amu. B. 318 amu.  C. 218 amu. D. 138 amu.

Câu 23: Nguyên tử của nguyên tố X thuộc chu kì 3 và có 3 electron lớp ngoài cùng. X có tổng số hạt mang điện là

A. 13. B. 26.  C. 14. D. 28.

Câu 24: Trong số các chất dưới đây, hãy cho biết có bao nhiêu hợp chất?

(1) Water được tạo nên từ H và O.

(2) Sodium chloride được tạo nên từ Na và Cl.

(3) Bột sulfur được tạo nên từ S.

(4) Kim loại copper được tạo nên từ Cu.

(5) Đường mía được tạo nên từ C, H và O.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 25: Thành phần phần trăm theo khối lượng của đồng (copper) trong phân tử CuSO4

A. 40%. B. 60%.  C. 70%. D. 30%.

Câu 26: Công thức hóa học của sulfuric acid là H2SO4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sulfuric acid được tạo thành từ 3 nguyên tố hóa học là H, S và O.

B. Khối lượng phân tử của sulfuric acid là 96 amu.

C. Phần trăm khối lượng của S trong hợp chất H2SO4là 32,65%.

D. Trong một phân tử sulfuric acid có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.

Câu 27: Một nguyên tử X có tổng số hạt là 52, số hạt không mang điện bằng tổng số hạt mang điện. X là

A. N. B. O. C. Cl. D. S.

Câu 28: Hợp chất của nguyên tố X và nguyên tố oxygen là XO2; hợp chất của nguyên tố Y với nguyên tố H là YH2. Công thức hóa học của hợp chất gồm X liên kết với Y là:

A. XY2 B. X2Y3 C. X3Y2. D. X2Y.

Câu 29: Phân tử hợp chất A gồm 1 X và 3 H. A nặng gấp 8,5 lần khí H2. Công thức của A là

A. CH3 B. SiH3 C. PH3. D. NH3.

Câu 30: Tổng số hạt trong nguyên tử M là 18. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là

A. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là kim loại.

B. thuộc chu kì 2, nhóm IVA, là phi kim.

C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại.

D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim.

Phần II: Tự luận (4 điểm)

Câu 31 (2 điểm): Hợp chất Y có công thức MX2 (là hợp chất được sử dụng làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ), trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số neutron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X, số neutron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58.

a) Tìm số proton của nguyên tử M và X.

b) Xác định công thức phân tử của MX2.

Câu 32 (2 điểm): Calcium oxide (vôi sống) được sử dụng trong xây dựng, sản xuất giấy, sản xuất thủy tinh, cải tạo đất chua… Lập công thức hóa học và cho biết loại liên kết trong phân tử của vôi sống, biết thành phần % theo khối lượng của Ca, O lần lượt là 71,43% và 28,57%, khối lượng của phân tử vôi sống là 56 amu.

Cho biết:

H = 1 amu; C = 12 amu; N = 14 amu; O = 16 amu; Mg = 24 amu; Al = 27 amu;
Si = 28 amu; P = 31 amu; S = 32 amu; K = 39 amu; Fe = 56 amu; Cu = 64 amu; Zn = 65 amu; Ba = 137 amu

------------HẾT-----------

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️