SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS………………. |
ĐỀ THI HỌC KÌ II Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Thời gian làm bài: … phút (không kể thời gian giao đề) |
Họ và tên học sinh: …………………………………………… Lớp: 7……..
Phần I: Trắc nghiệm (6,0 điểm)
Câu 1: Giá trị điện tích –1 và khối lượng 0,00055 amu là của hạt nào sau đây trong nguyên tử?
A. Electron. | B. Proton. | C. Neutron. | D. Ion. |
Câu 2: Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:
A. Số thứ tự của nguyên tố. | B. Số hiệu nguyên tử. |
C. Số electron lớp ngoài cùng. | D. Số lớp electron. |
Câu 3: Đơn chất nitrogen bao gồm các phân tử chứa hai nguyên tử nitrogen. Công thức hóa học của đơn chất nitrogen là
A. N. | B. N2. | C. N2. | D. N2. |
Câu 4: Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là
A. Dimitri. I. Mendeleev. | B. Ernest Rutherford. |
C. Niels Bohr. | D. John Dalton. |
Câu 5: Hợp chất sodium carbonate có công thức hóa học là Na2CO3 thì tỉ lệ các nguyên tử Na, C, O tương ứng là:
A. 2 : 0 : 3. | B. 1 : 2 : 3. | C. 2 : 1 : 3. | D. 3 : 2 : 1. |
Câu 6: Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người?
A. Chlorine. | B. Oxygen. | C. Helium. | D. Iodine. |
Câu 7: Kim loại M có hóa trị III, công thức hóa học nào sau đây viết sai?
A. M2O3. | B. MSO4. | C. MCl3. | D. MPO4. |
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố kim loại tồn tại ở thể rắn.
B. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể lỏng.
C. Ở điều kiện thường, tất cả các khí hiếm tồn tại ở thể khí.
D. Ở điều kiện thường, tất cả các nguyên tố phi kim tồn tại ở thể khí.
Câu 9: Ion S2– có lớp vỏ electron tương tự nguyên tử nguyên tố khí hiếm nào?
A. Helium. | B. Argon. | C. Neon. | D. Krypton. |
Câu 10: Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân?
A. Do proton và neutron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé.
B. Do số proton bằng số electron.
C. Do hạt nhân tạo bởi proton và neutron.
D. Do neutron không mang điện.
Câu 11: Tên của những nguyên tố nào có kí hiệu lần lượt là O, Cl, K, N?
A. Oxygen, chlorine, potassium, nitrogen.
B. Oxygen, carbon, argon, calcium.
C. Oxygen, chlorine, aluminium, nitrogen.
D. Oxygen, chlorine, argon, calcium.
Câu 12: Một nguyên tử có 17 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?
A. 4. | B. 1. | C. 2. | D. 3. |
Câu 13: Hợp chất NaxSO4 có khối lượng phân tử là 142 amu. Giá trị của x là?
A. 1. | B. 2. | C. 3. | D. 4. |
Câu 14: Trong phân tử KCl, nguyên tử K (potassium) và nguyên tử Cl (chlorine) liên kết với nhau bằng liên kết
A. cộng hóa trị. | B. ion. | C. kim loại. | D. phi kim. |
Câu 15: Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì?
A. O, S, Se. | B. O, F, Cl. | C. Si, P, O. | D. C, O, F. |
Câu 16: Cho các chất sau: NO, N2O5, NH3, N2O, NO2, N2O3. Hóa trị của N tương ứng trong các hợp chất là:
A. II, V, III, I, IV, III. | B. I, II, III, IV, V, VI. |
C. I, V, III, II, VI, III. | D. II, V, III, II, IV, III. |
Câu 17: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử nitrogen và hydrogen trong phân tử ammonia hình thành bằng cách:
A. Nguyên tử nitrogen và hydrogen góp chung proton.
B. Nguyên tử nitrogen và hydrogen góp chung electron.
C. Nguyên tử nitrogen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.
D. Nguyên tử nitrogen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.
Câu 18: Chọn dãy gồm các công thức hóa học đúng.
A. AlCl3, NaOH, KO, H2SO4. | B. FeO, HCl, Cu(OH)2, CaNO3. |
C. NaCl, H2O, CuO, Ba2SO3. | D. FeO, Fe2O3, Cu(OH)2, BaO. |
Câu 19: Trong hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có 16 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử sulfur, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là:
A. 2, 10, 6. | B. 2, 6, 8. | C. 2, 8, 6. | D. 2, 9, 5. |
Câu 20: Cho các nguyên tố sau: Si, S, Cl, Fe, C, Ba, Ne. Số nguyên tố kim loại và phi kim lần lượt là
A. 2 và 4. | B. 2 và 5. | C. 4 và 3. | D. 3 và 3. |
Câu 21: Cho mô hình nguyên tử nitrogen như sau:
Phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Nitrogen nằm ở ô thứ 6 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
B. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 14.
C. Nitrogen thuộc nhóm kim loại.
D. Số lượng electron trong nguyên tử nitrogen là 8.
Câu 22: Cho các chất sau: Cl2, Fe, NaOH, MgO, F2, Hg, AgCl, C4H8, CH3Cl. Số đơn chất trong dãy là
A. 3. | B. 4. | C. 5. | D. 6. |
Câu 23: Trong phân tử nước, cứ 16,0 g oxygen có tương ứng 2,0 g hydrogen. Một giọt nước chứa 0,1 g hydrogen thì khối lượng của oxygen có trong giọt nước đó là
A. 1,6 g. | B. 1,2 g. | C. 0,9 g. | D. 0,8 g. |
Câu 24: X được dùng làm chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin Mặt trời. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm IVA. | B. Chu kì 4, nhóm IIIA. |
C. Chu kì 3 nhóm IIIA. | D. Chu kì 4 nhóm IVA. |
Câu 25: Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện chiếm 35,7% thì nguyên tử X là:
A. Nitrogen. | B. Oxygen. | C. Fluorine. | D. Neon. |
Câu 26: Chọn câu trả lời đúng:
A. Hợp chất ammonia có công thức hóa học là NH4.
B. Hợp chất carbon monoxide có công thức hóa học là CO2.
C. Hợp chất iron(III) oxide có công thức hóa học là Fe3O2.
D. Hợp chất zinc oxide có công thức hóa học là ZnO.
Câu 27: Trong mật ong có nhiều fructose. Phân tử fructose gồm 6 nguyên tử C, 12 nguyên tử H và 6 nguyên tử O. Khối lượng phân tử của fructose là
A. 180 amu. | B. 140 amu. | C. 160 amu. | D. 220 amu. |
Câu 28: Hợp chất aluminium oxide được tạo bởi hai nguyên tố là Al và O. Trong hợp chất, nguyên tố nhôm chiếm 52,94% về khối lượng. Biết phân tử khối của hợp chất aluminium oxide là 102 amu. Số nguyên tử O trong hợp chất là
A. 1. | B. 2. | C. 3. | D. 4 |
Câu 29: Cho biết X và Y tạo được các hợp chất như sau: X2(SO4)3 và YH2. Công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi X và Y là
A. X2Y3. | B. X3Y2. | C. XY3. | D. XY |
Câu 30: Hợp chất có công thức RO2 trong đó O chiếm 50% về khối lượng. Nguyên tố R là nguyên tố nào sau đây?
A. Si. | B. Mn. | C. S. | D. N. |
Phần II. Tự luận (4 điểm)
Câu 31 (2 điểm): Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ. Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y.
Câu 32 (2 điểm): Hỗn hợp dung dịch Bordeaux (dung dịch Booc-đô) hay dung dịch phèn xanh, được sử dụng làm thuốc diệt nấm khuẩn phổ rộng cho nhiều loại cây. Hỗn hợp dung dịch Bordeaux là hỗn hợp kết hợp pha trộn giữa copper sulfate và vôi bột (Ca(OH)2).
Phân tích thành phần về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất copper sulfate thấy có 40% copper (đồng); 20% sulfur (lưu huỳnh), còn lại là oxygen (oxi). Hãy xác định công thức hóa học của hợp chấ copper sulfate. Biết phân tử khối của copper sulfate là 160 gam.
H = 1 amu; C = 12 amu; N = 14 amu; O = 16 amu; Na = 23 amu; Al = 27 amu; Si = 28 amu;
S = 32 amu; K = 39 amu; Fe = 56 amu; Mn = 55 amu; Cu = 64 amu;
------------HẾT-----------