Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 phân môn Hóa sách Kết nối tri thức Nâng cao - Đề 5

Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 phân môn Hóa sách Kết nối tri thức Nâng cao được biên soạn gồm 2 phần. Phần 1 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Phần 2 gồm 2 câu hỏi tự luận, giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
Khoahoc Đề thi cuối kì 2 KHTN 7 phân môn Hóa sách Kết nối tri thức Nâng cao - Đề 5 5,0

 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 TRƯỜNG THCS……………….

ĐỀ THI HỌC KÌ II

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

Thời gian làm bài: … phút

(không kể thời gian giao đề)

Họ và tên học sinh: …………………………………………… Lớp: 7……..

Phần I: Trắc nghiệm (6,0 điểm)

Câu 1: Electron không có đặc điểm nào sau đây?

A. mang điện tích dương. B. mang điện tích âm.
C. kí hiệu là e. D. tồn tại ở lớp vỏ nguyên tử.

Câu 2: Kí hiệu hóa học nào sau đây viết sai?

A. H.  B. Li.  C. AU.  D. O.

Câu 3: Bảng tuần hoàn gồm bao nhiêu nhóm A và bao nhiêu nhóm B?

A. 8 nhóm A và 8 nhóm B. B. 7 nhóm A và 7 nhóm B.
C. 7 nhóm A và 8 nhóm B. D. 8 nhóm A và 7 nhóm B.

Câu 4: Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi

A. số hạt neutron.  B. khối lượng. C. kích thước.  D. số hạt proton.

Câu 5: Một phân tử của hợp chất carbon dioxide chứa một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Công thức hóa học của hợp chất carbon dioxide là

A. CO2. B. CO2. C. CO2. D. Co2.

Câu 6: Cách biểu diễn 4H2 có ý nghĩa là

A. 4 nguyên tử hydrogen. B. 8 nguyên tử hydrogen.
C. 4 phân tử hydrogen. D. 8 phân tử hydrogen.

Câu 7: Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố

A. khí hiếm.  B. đơn chất. C. hợp chất. D. phi kim.

Câu 8: Cho hình mô phỏng phân tử silicon dioxide:

Trong tự nhiên, silicon dioxide có nhiều trong cát, đất sét, ... Hóa trị của nguyên tố silicon trong phân tử silicon dioxide là

A. III. B. IV.  C. I. D. II.

Câu 9: Nguyên tố Y có khối lượng nguyên tử nhỏ hơn khối lượng nguyên tử của nguyên tố oxygen là 4 amu, nguyên tố Y là

A. Ne. B. Na.  C. Ca. D. C.

Câu 10: Nguyên tử Al trở thành ion Al3+ khi

A. nhận thêm 1 electron. B. nhận thêm 3 electron.
C. nhường đi 1 electron.  D. Nhường đi 3 electron.

Câu 11: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. Z = 13. B. Z = 10.  C. Z = 12. D. Z = 11.

Câu 12: Phân tử methane gồm một nguyên tử carbon liên kết với bốn nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong methane, nguyên tử carbon góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hydrogen?

A. 1.  B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 13: Những nguyên tố nào sau đây thuộc cùng một nhóm?

A. O, S, Si.  B. Li, Na, K.  C. O, Al, Si. D. C, N, O.

Câu 14: Đèn neon chứa

A. Các phân tử khí Ne2.

B. Các nguyên tử neon (Ne) riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. Một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử neon.

D. Một nguyên tử neon.

Câu 15: Hợp chất KNO3 cho biết

A. hợp chất do 3 đơn chất K, N, O tạo ra.

B. hợp chất do 3 nguyên tử K, N, O tạo ra.

C. hợp chất do 3 nguyên tố K, N, O tạo ra.

D. hợp chất do 3 phân tử K, N, O tạo ra.

Câu 16: Nguyên tố oxygen có cùng số lớp electron với nguyên tố nào sau đây?

A. Fluorine.  B. Magnesium.  C. Calcium.  D. Phosphorus.

Câu 17: Trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố silicon có 14 proton, vỏ nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Mô hình cấu tạo nào dưới đây của nguyên tử silicon?

A.  B. C. D.

Câu 18: Dãy chỉ gồm các đơn chất là:

A. Fe(NO3)2, NO, C, S. B. Mg, O3, C, N2.
C. Fe, NO2, H2O, H2. D. Cu(NO3)2, KCl, HCl, NH3.

Câu 19: Khói của núi lửa ngầm phun trào từ dưới biển có chứa một số chất như: hơi nước, sodium chloride, potassium chloride, carbon dioxide, sulfur dioxide. Số chất là hợp chất cộng hóa trị là

A. 2.  B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 20: Nguyên tử của các nguyên tố X và Y lần lượt có 11 electron và 17 electron. Công thức hóa học của hợp chất được tạo thành từ các nguyên tử của các nguyên tố X và Y là

A. X2Y B. XY2. C. XY3. D. XY.

Câu 21: Dãy nguyên tố phi kim là:

A. Sulfur, oxygen, chlorine, sodium.

B. Carbon, copper, oxygen, chlorine.

C. Chlorine, oxygen, nitrogen, calcium.

D. Sulfur, oxygen, chlorine, nitrogen.

Câu 22: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe vì trong khói thuốc lá có chất nicotine với công thức phân tử là C10H14N2. Hãy cho biết phân tử khối của hợp chất này.

A. 165 amu. B. 131 amu.  C. 162 amu.  D. 171 amu.

Câu 23: Tỉ lệ phần trăm khối lượng của các nguyên tố Ca, C, O trong CaCO3 lần lượt là:

A. 40%, 40%, 20%.  B. 40%, 12%, 48%.
C. 10%, 80%, 10%.  D. 20%, 40%, 40%.

Câu 24: Một nguyên tử carbon có khối lượng là 1,9926.10–23 gam. Khối lượng nguyên tử carbon tính theo đơn vị amu là bao nhiêu? (biết 1 amu = 1,6605.10–24 gam)

A. 12 amu. B. 24 amu. C. 6 amu. D. 48 amu.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mỗi chu kì bắt đầu từ nhóm IA và kết thúc ở nhóm VIIIA.

B. Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì nhỏ và 3 chu kì lớn.

C. Bảng tuần hoàn có tất cả 8 chu kì.

D. Các nguyên tố trong cùng một chu kì có cùng số electron lớp ngoài cùng.

Câu 26: Biết nguyên tố potassium chiếm 71% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố lưu huỳnh. Phân tử khối của hợp chất đó là

A. 103 amu. B. 120 amu. C. 110 amu. D. 126 amu.

Câu 27: Một oxide của chromium là Cr2O3. Chọn muối trong đó chromium có hóa trị tương ứng với hóa trị trong oxide.

A. Cr3(SO4)2. B. Cr(SO4)2 C. Cr2(SO4)3. D. CrSO4.

Câu 28: Dựa vào bảng sau, hãy cho biết những nguyên tử nào trong bảng thuộc cùng một nguyên tố hóa học?

Nguyên tử Số proton Số neutron Số electron
X1 7 8 7
X2 8 9 8
X3 8 10 8
X4 8 8 8
A. X2 và X4. B. X1 và X3. C. X2 và X1. D. X2, X3 và X4.

Câu 29: Cho các phát biểu:

(1) Nguyên tử trung hòa về điện.

(2) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.

(3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron bằng số hạt neutron.

(4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp electron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1. B. 2.  C. 3.  D. 4.

Câu 30: Nguyên tử A có tổng số hạt proton, neutron và electron là 28, trong đó số hạt mang điện gấp 1,8 lần số hạt không mang điện. Số proton có trong nguyên tử là

A. 9. B. 11.  C. 24. D. 10.

Phần II: Tự luận (4 điểm)

Câu 31 (2 điêm): Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10.

a) Xác định số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X. Biết trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron.

b) Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X.

c) Tính khối lượng nguyên tử X.

d) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và xác định số electron lớp ngoài cùng của X.

Câu 32 (2 điểm): Có 2 nguyên tố X, Y tạo thành hai loại hợp chất A1 và A2. Trong A1 nguyên tố X chiếm 75% khối lượng, Y chiếm 25% về khối lượng. Trong A2, nguyên tố X chiếm 90%, Y chiếm 10% về khối lượng. Nếu công thức hóa học của A1 là XY4 thì công thức hóa học của A2 là gì?

Cho biết: H = 1 amu; C = 12 amu; N = 14 amu; O = 16 amu; Na = 23 amu; Al = 27 amu; S = 32 amu; K = 39 amu; Ca = 40 amu; Fe = 56 amu; Cu = 64 amu; Zn = 65 amu

------------HẾT-----------

 

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️