Đề thi cuối kì 2 KHTN 8 phân môn Hóa học sách Cánh diều

Đề thi cuối kì 2 KHTN 8 phân môn Hóa học sách Cánh diều được biên soạn gồm 2 phần. Phần 1 gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Phần 2 gồm 2 câu hỏi tự luận, giúp đánh giá đúng năng lực học tập.
Khoahoc Đề thi cuối kì 2 KHTN 8 phân môn Hóa học sách Cánh diều 5,0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS……………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

Thời gian làm bài … phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 8 ……..

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1: Tên gọi carbon dioxide ứng với công thức nào sau đây?

A. CO2 B. CO.  C. C2O.   D. H2CO3.

Câu 2: Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính:

A. CuO. B. BaO.  C. P2O5 D. ZnO.

Câu 3: Hợp chất X được tạo thành từ oxygen và một nguyên tố khác. Chất X thuộc loại chất gì cho dưới đây?

A. Oxide.  B. Acid.  C. Base. D. Muối.

Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KOH?

A. Na2O. B. CaO. C. SO2. D. Fe2O3.

Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại muối?

A. NaOH. B. HCl C. MnO2. D. MgCl2.

Câu 6: Phản ứng nào sau đây không tạo ra muối?

  1. Acid tác dụng với base
  2. Kim loại tác dụng với oxygen.
  3. Acid tác dụng với oxide base.
  4. Base tác dụng với oxide acid.

Câu 7: Dãy muối nào sau đây tan tốt trong nước?

  1. Na2SO4, BaSO4, BaCl2.
  2. AgCl, FeCl3, Pb(NO3)2.
  3. MgSO4, ZnSO4, CaCO3.
  4. K2CO3, Mg(NO3)2, CaCl2.

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: Zn + FeSO4 → ZnSO4 + X

Xác định công thức thích hợp của của chất?

A. Fe.  B. ZnO. C. Fe(OH)2. D. FeO.

Câu 9: Nguyên tố nào sau đây không phải nguyên tố đa lượng trong phân bón cây trồng:

A. Sodium. B. Photassium. C. Nitrogen.  D. Phosphorus.

Câu 10: Công thức hóa học của một trong các loại phân đạm là

A. NH4NO3.  B. MgSO4. C. K2SO4 D. Ca3(PO4)2.

Câu 11: Sodium hydroxide (NaOH) ở dạng rắn là chất hút nước rất mạnh có thể dùng để làm khô một số chất khí có lẫn hơi nước và không phản ứng với NaOH. Không dùng NaOH để làm khô khí nào trong số các khí dưới đây?

  1. Khí N2 bị lẫn hơi nước. 
  2. Khí CO bị lẫn hơi nước.
  3. Khí SO2 bị lẫn hơi nước. 
  4. Khí H2 bị lẫn hơi nước.

Câu 12: Có 3 oxide màu trắng MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử nào.

  1. Quì tím.
  2. dung dịch acid.
  3. phenolphthalein.
  4. nước.

Câu 13: Cho hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội từ từ qua nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

A. CO2 B. CO. C. SO3. D. SO2 và CO2.

Câu 14: Cho các oxide sau: Na2O, FeO, CuO, Fe2O3, BaO. Số oxide base tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. 2.  B. 3.  C. 4.  D. 5.

Câu 15: Cho hydrochloric acid tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra kết tủa?

A. Quỳ tím.  B. AgNO3. C. MgSO4 D. BaCl2.

Câu 16: Để nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa riêng biệt các chất dung dịch: HCl, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2 ta dùng một thuốc thử nào sau đây?

A. Quỳ tím. B. BaCl2. C. AgNO3 D. Na2SO4.

Câu 17: Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo kết tủa

  1. CuSO4 và HCl.
  2. KOH và H2SO4.
  3. Na2CO3và HCl.
  4. FeCl3 và NaOH.

Câu 18: Có dung dịch FeCl2 lẫn tạp chất CuCl2. Dùng chất nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2?

A. Mg.  B. Cu.  C. Fe.  D. Dung dịch NaOH.

Câu 19: Phân bón nào sau đây có thành phần chính không tan trong nước?

  1. Phân lân nung chảy.    
  2. Superphosphate kép.
  3. Phân đạm.     
  4. Phân kali.

Câu 20: Muối X là chất rắn màu trắng tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dùng làm phân bón cho cây trồng là:

A. NaCl.  B. KNO3 C. CaCO3 D. MgSO4.

Câu 21: Hòa tan 11,75 gam potassium oxide (K2O) vào nước được 500 mL dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là:

A. 0,25M.  B. 0,5M.  C. 1M.  D. 2M.

Câu 22: Hòa tan hết 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là:

A. 50 gam. B. 40 gam. C. 60 gam.  D. 70 gam.

Câu 23: Một nguyên tố R có hoá trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng. Công thức hóa học của oxide là:

A. SO2 B. CuO.  C. MgO.  D. ZnO.

Câu 24: Để tạo ra được 5,6 tấn CaO cần phải dùng bao nhiêu tấn quặng đá vôi (chứa 80% CaCO3)? Biết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra như sau:

CaCO3 \xrightarrow{t^o} CaO + CO2

A. 12,5 tấn. B. 10 tấn. C. 8 tấn. D. 10,5 tấn.

Câu 25: Cho 6,72 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được khối lượng muối là

A. 24,32 gam.  B. 15,40 gam.  C. 36,48 gam.  D. 18,24 gam.

Câu 26: Cho dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 vào lượng dư dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:

A. 19,6g.  B. 66,2g.  C. 46,6g.  D. 68,3g.

Câu 27: Kết quả phân tích thành phần một muối sulfate cho thấy nguyên tố kim loại M chiếm 28% về khối lượng, còn lại là oxygen và lưu huỳnh. Kim loại M là

A. Fe2(SO4)3 B. Na2SO4.  C. MgSO4. D. CaSO3.

Câu 28: Nhiệt phân hoàn toàn 20,3 gam muối KNO3, thể tích khí thu được ở điều kiện chuẩn là:

A. 2,479 L.  B. 4,958 L.  C. 1,2395 L.  D. 1,4874 L.

Câu 29: Cứ mỗi hecta đất nông nghiệp ở Thanh Hóa cần 45 kg nitrogen (N). Như vậy để cung cấp đủ lượng nitrogen (N) cho đất thì cần phải bón bao nhiêu kg phân urea?

A. 86,43 kg.  B. 80,40 kg. C. 96,43 kg. D. 98,43 kg.

Câu 30: Để nhận biết dung dịch NH4NO3, Ca3(PO4)2, KCl người ta dùng dung dịch:

A. NaOH.  B. Ba(OH)2. C. KOH. D. Na2CO3.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 31. (2,0 điểm)

Cho các chất sau: CaO, SO2, Ba(OH)2, H2SO4, BaCl2

a) Gọi tên các hợp chất trên.

b) Cặp chất nào phản ứng được với nhau. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

Câu 32. (2,0 điểm) Hòa tan 22,4 gam sulfur trioxide (SO3) vào nước thu được 400 mL dung dịch sulfuric acid (H2SO4).

a) Tính nồng độ mol dung dịch H2SO4 thu được .

b) Trung hòa hết lượng H2SO4 ở trên bằng dung dịch NaOH 7,5% (d=1,04gam/mL). Tính thể tích dung dịch NaOH đã dùng.

Cho biết khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố:

S = 32 amu; Na = 23 amu; H = 1 amu; O = 16 amu; K = 39 amu; N = 14 amu; Ba = 137 amu; Cu = 64 amu; Fe = 56 amu

------------HẾT-----------

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️