SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS………………. (Đề 2) |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Thời gian làm bài … phút, không kể thời gian giao đề |
Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 8 ……..
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1: Chất nào sau đây làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ?
A. SO2. | B. CaO. | C. ZnO. | D. K2O. |
Câu 2: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. N2. | B. CO2. | C. O2. | D. H2. |
Câu 3: Dãy chất nào sau đây gồm các oxide tác dụng được với dung dịch NaOH?
A. CuO, SO2, Fe2O3.
B. CO2, SO2, P2O5.
C. CaO, Na2O, K2O.
D. CO2, P2O5, ZnO.
Câu 4: Oxide được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là
A. ZnO. | B. CuO. | C. CaO. | D. PbO. |
Câu 5: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?
A. Dung dịch BaCl2.
B. dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl.
D. kim loại Fe.
Câu 6: Có thể điều chế muối nào sau đây bằng phản ứng của dung dịch muối carbonate với dung dịch hydrochloric acid
A. ZnSO4. | B. CuSO4. | C. KNO3. | D. NaCl. |
Câu 7: Các muối nào sau đây đều tan tốt trong nước?
A. Na2SO4, BaSO4, BaCl2.
B. CuSO4, FeCl3, Pb(NO3)2.
C. MgSO4, ZnSO4, PbSO4.
D. K2CO3, CaCO3, CaCl2.
Câu 8: Cho hydrochloric acid tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra kết tủa?
A. AgNO3. | B. Na2SO4. | C. CaCl2. | D. NaOH. |
Câu 9: Phân bón nào sau đây có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 và CaSO4?
A. Superphosphate đơn.
B. Superphosphate kép.
C. Phân lân nung chảy.
D. Phân NPK.
Câu 10: Trong các loại phân bón hóa học sau loại nào là phân đạm?
A. KNO3. | B. K2SO4. | C. KCl. | D. Ca3(PO4)2. |
Câu 11: Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?
A. nước.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch nước vôi trong.
D. dung dịch xút.
Câu 12: D ãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành dung dịch có màu xanh lam?
A. CuO, MgCO3.
B. CuO, Cu.
C. CuO, Cu(NO3)2.
D. Cu(OH)2, CuO.
Câu 13: Để làm khô một mẩu khí SO2 ẩm (lẫn hơi nước) ta dẫn mẫu khí này qua:
A. NaOH đặc. | B. nước vôi trong. |
C. H2SO4 đặc. | D. dung dịch HCl. |
Câu 14: Cho các oxide sau: K2O, SO2, ZnO, P2O5, BaO, CO2. Số oxide base tác dụng với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra dung dịch có pH < 7 là:
A. 2. | B. 3. | C. 4. | D. 5. |
Câu 15: Cho các thí nghiệm sau
a) Cho ZnO vào nước.
b) Cho SO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
c) Na2O tác dụng với CO2.
d) CO2 vào dung dịch HCl.
e) Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là:
A. 2. | B. 4. | C. 3. | D. 5. |
Câu 16: Có thể dùng HCl để nhận biết các dụng dịch không màu nào sau đây?
A. NaOH, Na2CO3, AgNO3.
B. Na2CO3, Na2SO4, KNO3.
C. KOH, AgNO3, NaCl.
D. NaOH, Na2CO3, NaCl.
Câu 17: Cặp chất nào sau đây không tồn tại được trong cùng một dung dịch?
A. BaCl2 và HCl.
B. KCl và Ba(OH)2.
C. Na2CO3và KNO3.
D. CuCl2 và KOH.
Câu 18: Cho dung dịch Fe(NO3)3 lẫn tạp chất AgNO3. Dùng chất nào sau đây để làm sạch dung dịch Fe(NO3)3?
A. Mg. | B. Cu. | C. Fe. | D. Ag. |
Câu 19: Để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng, giúp cây trồng phát triển thân, rễ, lá, người ta bón phân nào sau đây?
A. Phân kali. | B. Phân đạm. |
C. Super lân. | D. Phân lân nung chảy. |
Câu 20: Để có một vụ bội thu, một người nông dân vùng Duyên Hải miền Trung đi mua phân đạm bón cho lúa. Loại phân bón nào sau đây tốt nhất để người nông dân chọn mua sử dụng:
A. (NH4)2SO4. | B. (NH2)2CO. | C. Ca(NO3)2. | D. NH4NO3. |
Câu 21: Oxi hóa hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại X, Y (có hóa trị không đổi) thu được 13,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxide. Nếu hòa tan 5,1 gam X bằng một lượng dư dung dịch H2SO4 thoát ra V lít khí hydrogen (đkc). Tính V:
A. 12,395 L. | B. 6,1975 L. | C. 9,2963 L. | D. 11,1555 L. |
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp Mg và MgO cần vừa đủ a (gam) dung dịch HCl 14,6%. Sau phản ứng thu được 4,958 L khí ở đkc. Giá trị của a là:
A. 150 gam. | B. 125 gam. | C. 128 gam. | D. 200 gam. |
Câu 23: Cho 8 g một oxide tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 20 g một muối sulfate. Công thức hoá học của oxide trên là:
A. CaO. | B. CuO. | C. Fe2O3. | D. ZnO. |
Câu 24: Nung 2 tấn đá vôi chứa 90% CaCO3 đến hoàn toàn thu được m tạ vôi sống (CaO). Biết lượng khí carbon dioxide sinh ra là 7,92 tạ. Giá trị m?
A. 10,08 tạ. | B. 10,05 tạ. | C. 8,0 tạ. | D. 12,5 tạ. |
Câu 25: Cho 46,4 gam hỗn hợp Na2CO3 và Na2SO3 phản ứng vừa đủ với 400 mL H2SO4 1M thu được một muối trung hòa X duy nhất và hỗn hợp khí Y. Khối lượng muối A là:
A. 58,8 gam. | B. 63,9 gam. | C. 71,0 gam. | D. 56,8 gam. |
Câu 26: Trộn dung dịch có chứa 0,15 nol CuSO4 và một dung dịch chứa 0,45 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối ượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị m là:
A. 12 g. | B. 6 g. | C. 8 g. | D. 4 g. |
Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn 18,9 gam muối carbonate của kim loại M (hóa trị II). Dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 22,5 gam kết tủa. Kim loại M là:
A. Mg. | B. Zn. | C. Ba. | D. Ca. |
Câu 28: Cho một thanh sắt (Fe) vào cốc đựng 200 mL dung dịch CuSO4 nồng độ a (M). Sau khi phản ứng hoàn toàn, đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt. Cân lại thanh sắt thấy khối lượng tăng thêm 0,8 g. Xác định giá trị của a.
A. 0,5 M. | B. 0,3 M. | C. 0,4 M. | D. 0,2 M. |
Câu 29: Một người làm vườn đã dùng 1kg ure CO(NH2)2 để bón rau. Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho rau là:
A. 466,7 gam. | B. 233,3 gam. | C. 466,7 gam. | D. 2333 gam. |
Câu 30: Trong công nghiệp, người ta điều chế phân đạm urea bằng cách cho khí amoniate NH3 tác dụng với khí carbon dioxide CO2: 2NH3 + CO2 → CO(NH2)2 + H2O. Để có thể sản xuất được 6 tấn urea, cần phải dùng bao nhiêu tấn NH3?
A. 4,8 tấn. | B. 3,4 tấn. | C. 4,4 tấn. | D. 2,7 tấn. |
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 31. (2,0 điểm)
a) Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau:
FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe2(SO4)3 → FeCl3
b) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
+ Cho một mẩu CaO vào nước, khuấy đều rồi đem lọc, sau đó thổi khí thở vào nước lọc.
+ Cho dung dịch Na2CO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl.
+ Ngâm một đinh sắt (iron) sạch trong dung dịch copper (II) sulfate (CuSO4) có màu xanh.
+ Cho mộ miếng Na vào dung dịch iron (III) chloride (FeCl3).
Câu 32. (2,0 điểm)
Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, Al và Cu tác dụng vừa hết với 281,75 gam dung dịch loãng H2SO4 8%. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy còn loại 1,2 gam chất rắn không tan, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch Y.
a) Xác định thành phần phần trăm khối lượng của MgO có trong X.
b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch Y.
Cho biết khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố:
S = 32 amu; Na = 23 amu; H = 1 amu; O = 16 amu; K = 39 amu; N = 14 amu; Ba = 137 amu; Cu = 64 amu; Fe = 56 amu, Al = 27 amu, C = 12 amu, Na = 23 amu
------------HẾT-----------