Đề thi cuối kì 2 KHTN 8 phân môn Hóa sách Cánh diều Nâng cao Đề 3

Đề thi cuối kì 2 KHTN 8 phân môn Hóa học sách Cánh diều Nâng cao gồm 2 phần: Trắc nghiệm và Tự luận. Để có thể hoàn thành tốt bài thi đòi hỏi bạn học nắm chắc kiến thức và vận dụng tốt các kĩ năng giải bài tập.
Khoahoc Đề thi cuối kì 2 KHTN 8 phân môn Hóa sách Cánh diều Nâng cao Đề 3 5,0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS……………….

(Đề 3)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

Thời gian làm bài … phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 8 ……..

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1: Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch base?

A. SO2. B. CO2 C. CO.  D. K2O.

Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH

A. CO2.  B. Fe2O3 C. ZnO. D. SO2.

Câu 3: Dãy chất nào sau đây gồm các oxide tác dụng được với dung dịch HCl?

A. CuO, SO2, Fe2O3.

B. CO2, SO2, P2O5.

C. CaO, FeO, Al2O3.

D. SO2, P2O5, ZnO.

Câu 4: Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí oxygen (khí oxygen có lẫn hơi nước)

A. SO2.  B. CuO. C. SO3. D. P2O5.

Câu 5: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với chất nào dưới đây?

A. Mg(OH)2. B. BaSO 4  C. Na2SO4. D. HCl.

Câu 6: Có thể điều chế muối nào sau đây bằng phản ứng của kim loại với dung dịch sulfuric acid?

A. ZnSO4.  B. CuSO4. C. Na2SO3. D. MgSO3.

Câu 7: Trong các muối: KCl, CaCO3, NaNO3, BaSO4, CuSO4, AgCl, MgCO3 số lượng muối tan trong nước là:

A. 4. B. 3.  C. 5.  D. 2.

Câu 8: Người ta thường dùng thuốc muối (NaHCO3) để làm giảm cơn đau dạ dày vì trong dạ dày chứa hydrochloric acid (HCl). Tên gọi của NaHCO3 là:

A. sodium hydrocarbonate.

B. sodium sulfate.

C. sodium carbonate.

D. sodium nitrate.

Câu 9: Công thức hóa học của một trong các loại phân bón kép là?

A. K2SO4. B. (NH4)2SO4. C. KNO3 D. Ca3(PO4)2.

Câu 10: Chất nào sau đâu không dùng làm phân bón hóa học?

A. KNO3 B. (NH4)2SO4 C. HNO3. D. Ca3(PO4)2.

Câu 11: Canxi oxide (vôi sống) được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải của nhiều nhà máy hóa chất, … đó là do

A. CaO tác dụng với nước tạo thành dung dịch base.

B. CaO tác dụng với acid trong đất, trong nước thải.

C. CaO là chất rắn dễ hút ẩm.

D. CaO tác dụng với oxide acid.

Câu 12: Cho các chất sau: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?

A. HCl.  B. H2O.  C. NaOH.  D. CO2.

Câu 13: Dãy oxide tan trong nước tạo thành dung dịch có pH > 7 là:

A. CO2, SO2, Al2O3.

B. Na2O, BaO, K2O.

C. P2O5, BaO, Na2O.

D. CO2, SO2, P2O5.

Câu 14: Khi để sắt trong không khí ẩm trên bề mặt của sắt sẽ xuất hiện một lớp gỉ (trong đó chủ yếu là các oxide của sắt: FeO, Fe2O3). Để làm sạch lớp gỉ này, người ta có thể dùng:

A. dung dịch HCl loãng.

B. nước.

C. dung dịch NaCl.

D. dung dịch NaOH.

Câu 15: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra muối?

A. Cho CuO tác dụng với dung dịch HCl.

B. Cho Zn tác dụng với dung dịch CuCl2.

C. Cho Na2O tác dụng với nước.

D. Cho SO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2.

Câu 16: Cho Na2O vào dung dịch muối X, thu được kết tủa màu trắng. Muối X là chất nào sau đây?

A. NaCl.  B. FeCl3 C. CuCl2. D. MgCl2.

Câu 17: Cho hỗn hợp gồm: NaCl, Na2CO3 và NaOH. Để thu được muối ăn tinh khiết từ hỗn hợp trên có thể dùng một lượng dư dung dịch chất nào sau đây?

A. BaCl2 B. H2SO4 C. HCl.  D. Ca(OH)2.

Câu 18: X là một chất rắn dạng bột, có các tính chất: không tan trong nước, tác dụng với dunng dịch HCl, bị nhiệt phân hủy. X là

A. NaCl.  B. CaCO3 C. BaSO4.  D. Ca(HCO3)2.

Câu 19: Phân bón nào sau đây giúp cho cây trồng tăng khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, tăng sức chịu lạnh?

A. Phân kali.    

B. Phân đạm.

C. Super lân.    

D. Phân lân nung chảy.

Câu 20: Để nhận biết dung dịch NH4NO3, KCl người ta dùng dung dịch:

A. NaCl. B. Ba(OH)2. C. H2O.  D. Na2CO3.

 Câu 21: Cho Na2SO3 tác dụng với a gam dung dịch H2SO4 10%. Dẫn toàn bộ khí SO2 sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của a là:

A. 98.  B. 9,8.  C. 19,6.  D. 49.

Câu 22: Biết 1,42 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng với vừa đủ với 200 mL dung dịch H2SO4 0,2M. Thành phần % khối lượng của MgO trong hỗn hợp là:

A. 28,17%.  B. 71,83%.  C. 56,33%. D. 43,67%.

Câu 23: Dẫn từ từ 1,2395 lít khí CO2 (đkc) vào 250 mL dung dịch NaOH 0,2M. Khối lượng muối thu được là:

A. 4,15 gam.  B. 4,2 gam.  C. 5,3 gam. D. 5,35 gam.

Câu 24: Khi nung hoàn toàn 250 kg đá vôi (Có chứa 80% CaCO3) thu được 90 kg vôi sống. Hiệu suất của quá trình nung vôi là:

A. 64,29%.  B. 62,49%. C. 80,36%.  D. 83,06%.

Câu 25: Trộn một dung dịch chứa 11,2 gam KOH với một dung dịch có chứa 32 gam CuSO4. Lọc lấy kết tủa đem nung nóng đến khối lượng không đổi. Khối lượng chất rắn thu được là:

A. 4 gam.  B. 8 gam.  C. 16 gam. D. 32 gam.

Câu 26: Cho m gam KOH nguyên chất vào 250 g nước được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 lấy dư, thu được 19,6 g kết tủa. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A?

A. 8,96%.  B. 5,62%.   C. 8,22%.  D. 4,12%.

Câu 27: Cho 11,7 gam NaX (X là 1 halogen) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 28,7 gam kết tủa. Công thức của NaX là:

A. NaBr.  B. NaI. C. NaF. D. NaCl.

Câu 28: Cho một thanh Zn dư vào 500 mL dung dịch CuSO4 a M. Khi kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Zn giảm đi 0,15 gam. Giả thiết toàn bộ kim loại sinh ra bám hết vào thanh Zn. Giá trị của a là:

A. 0,5 M. B. 0,3 M.  C. 0,4 M.  D. 0,2 M.

Câu 29: Điều chế ammonium nitrate NH4NO3 bằng phản ứng của Calcium nitrate Ca(NO3)2 với ammonium carbonate (NH4)2CO3. Cần phải dùng bao nhiêu tấn Calcium nitrate và ammonium carbonate để sản xuất được 8 tấn phân đạm amonium nitrate?

A. 4,8 tấn.  B. 2,4 tấn. C. 3,2 tấn. D. 6,4 tấn.

Câu 30: Trước đây, người làm vường thường dùng phân bón (NH4)2SO4 để bón cho rau. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phâ bón trên 10,61%.

B. Nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón trên là N.

C. Phân bón trên là phân đạm.

D. Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng có trong 330 gam phân bón trên là 70 gam.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 31. (2,0 điểm)

a) Viết phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

Mg \xrightarrow{(1)} MgO \xrightarrow{(2)} MgSO4 \xrightarrow{(3)} Mg(OH)2 \xrightarrow{(4)} MgCl2

b) Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học:

+ Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch Na2SO4

+ Nhỏ dung dịch sodium hydroxide (NaOH) vào ống nghiệm chứa dung dịch copper (II) chloride (CuCl2).

+ Vôi sống sẽ giảm chất lượng nếu lưu giữ lâu ngày trong tự nhiên.

+ Trong trồng trọt người ta không được bón chung phân đạm (NH4NO3) với vôi CaO.

Câu 32. (2,0 điểm)

Cho một lượng bột Zn vào 400 mL dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn thu được nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan duy nhất.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch X.

Cho biết khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố:

S = 32 amu; Na = 23 amu; H = 1 amu; O = 16 amu; K = 39 amu; N = 14 amu; Ba = 137 amu; Cu = 64 amu; Fe = 56 amu, Al = 27 amu, C = 12 amu, Zn = 65 amu, Cl = 35,5 amu

------------HẾT-----------

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️