Đề thi học kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức Đề 5

Đề thi học kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức gồm 2 phần: Trắc nghiệm chiếm 70% và tự luyện chiếm 30% bám sát kiến thức nội dung chương trình kì 1, giúp bạn học đánh giá kĩ năng toàn diện với môn Hóa học.
Khoahoc Đề thi học kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức Đề 5 5,0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT……………….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn: HÓA HỌC – Lớp 10

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 10 ……..

I. Trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm)

Câu 1: Vỏ nguyên tử được cấu tạo bởi hạt.

A. electron. B. proton.  C. neutron.  D. proton và neutron.

Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các phân lớp đã bão hòa?

  1. s1, p3, d5, f7.
  2. s2, p5, d10, f14.
  3. s2, p6, d10, f14.
  4. s2, p6, d10, f12.

Câu 3: Tổng số orbital trong lớp M là

A. 28. B. 4. C. 9. D. 18.

Câu 4: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có số chu kì là

A. 4. B. 8. C. 7. D. 16.

Câu 5: Phi kim X thuộc nhóm VIA. Công thức oxide cao nhất của X là

A. XO3. B. XO.  C. XO2. D. X2O5.

Câu 6: Yếu tố nào sau đây biến đổi giảm dần theo chiều từ trái sang phải của chu kì?

  1. Độ âm điện. 
  2. Tính phi kim.
  3. Bán kính nguyên tử. 
  4. Tính acid của oxide.

Câu 7: Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  1. Bán kính giảm dần, tính kim loại giảm.
  2. Bán kính tăng dần, tính kim loại tăng.
  3. Bán kính tăng dần, tính phi kim tăng.
  4. Bán kính giảm dần, tính phi kim giảm.

Câu 8: Nitrogen ở nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây về nitrogen không đúng?

  1. Có 5 electron hóa trị.
  2. Là nguyên tố phi kim.
  3. Hóa trị với hydrogen là 3.
  4. Oxide cao nhất có tính base.

Câu 9: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử Ca (Z= 20) có xu hướng nhường electron tạo thành ion

A. Ca+. B. Ca2+. C. Ca- D. Ca2-.

Câu 10: Liên kết trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?

A. BaO. B. NH3. C. Cl2O5. D. SO2.

Câu 11: Biết potasium có Z = 19, trong phân tử K2O, mỗi ion K+ có số electron là

 A. 18.   B. 19.   C. 20.  D. 10.

Câu 12: Ion nào sau đây thuộc loại ion đa nguyên tử?

A. NH4+. B. K+. C. Ba2+. D. Cl-.

Câu 13: Liên kết cộng hóa trị phân cực nếu cặp electron chung:

  1. không bị hút về phía nguyên tử nào.
  2. lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
  3. chuyển hẳn về một nguyên tử.
  4. lệch về phía nguyên tử có độ âm điện bé hơn.

Câu 14: Liên kết trong phân tử N2 là liên kết

A. đơn. B. đôi. C. ba. D. bội

Câu 15: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước?

A. H2 B. O2.  C. HCl.  D. N2.

Câu 16: Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) và còn ít nhất một cặp electron tự do gọi là liên kết

A. ion.  B. cộng hóa trị có cực.
C. cộng hóa trị không cực.  D. hydrogen.

Câu 17: Nguyên tử R có 20 neutron, 19 proton, 19 electron. Ký hiệu nguyên tử R là

A. {}_{19}^{20}\mathrm X. B. {}_{19}^{39}\mathrm X. C. {}_{20}^{39}\mathrm X. D. {}_{19}^{58}\mathrm X.

Câu 18: Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Số AO chứa electron là

A. 8.  B. 9.  C. 7.  D. 10.

Câu 19: Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự nhóm trong bảng tuần hoàn cho biết điều gì?

A. số electron.  B. số lớp electron.
C. số electron hóa trị.  D. số hiệu nguyên tử.

Câu 20: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: 6C, 7N, 8O và 9F. Nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

A. C.  B. F. C. O. D. N.

Câu 21: Cho các nguyên tử: 13Al, 11Na, 12Mg. Chiều giảm dần độ âm điện từ trái sang phải là:

A. Al, Na, Mg.  B. Na, Al, Mg.
C. Al, Mg, Na.  D. Mg, Na, Al.

Câu 22: Cation X2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

  1. Ô 20, chu kì 3, nhóm IIA.
  2. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.
  3. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
  4. Ô 18, chu kì 4, nhóm VIIIA.

Câu 23: Phân tử nào dưới đây các nguyên tử liên kết không tuân theo quy tắc Octet?

A. H2O.  B. NH3. C. CH4 D. NO2.

 Câu 24: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: X (1s22s22p63s23p64s1), Y(1s22s22p4). Hợp chất ion được tạo thành từ X và Y có công thức là

A. XY.  B. X2Y3.  C. XY2.  D. X2Y.

Câu 25: Liên kết trong phân tử muối chloride của kim loại kiềm nào sau đây mang nhiều đặc tính ion nhất?

A. CsCl.  B. LiCl.  C. KCl.  D. RbCl.

Câu 26: Theo quy tắc octet thì công thức cấu tạo của phân tử SO2

  1. O=S → O B. O-S-O C. O → S → O D. O=S=O

Câu 27: Cho các nguyên tử với giá trị độ âm điện tương ứng sau: Cl (3,16), O (3,44), N (3,04), P (2,19), H (2,2). Trong các phân tử: Cl2O, NO, PH3, NH3, phân tử có liên kết phân cực nhất là

A. Cl2O. B. NO. C. PH3. D. NH3.

Câu 28: Cho các chất sau: C2H6, NH3, H2O, CO2, C2H5OH. Số chất tạo được liên kết hydrogen là

A. 2. B. 5. C. 4.  D. 3.

II. Tự luận: 3,0 điểm

Câu 29: (1,0 điểm)

Nguyên tố R có số hiệu nguyên tử là 16.

  1. a) Xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn (có giải thích).
  2. b) Viết công thức oxide cao nhất và công thức hydroxide tương ứng. Cho biết tính chất hóa học của các hợp chất trên.

Câu 30: (1,0 điểm)

Giải thích sự hình thành liên kết trong CaCl2. Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của C2H4.

Cho số hiệu nguyên tử của Ca, Cl, C, H lần lượt là 20, 17, 6, 1.

Câu 31: (0,5 điểm)

Dựa vào cấu tạo phân tử, giải thích tại sao N2 tương đối trơ về mặt hóa học ở điều kiện thường, chỉ hoạt động hóa học ở nhiệt độ cao?

Câu 32: (0,5 điểm)

Hai nguyên tố X và Y thuộc hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Y thuộc nhóm VA, ở trạng thái đơn chất X và Y không tác dụng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y là 23. Lập luận để xác định cấu hình electron nguyên tử của X và Y

------------Hết------------

Đáp án nằm trong FILE TẢI VỀ mời các bạn tham khảo

Đánh giá của học viên
5 1 đánh giá
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️