Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức (Đề 4)

Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức gồm 2 phần nội dung: Trắc nghiệm chiếm 70% và tự luyện chiếm 30% bám sát kiến thức nội dung chương trình kì 1, giúp bạn học đánh giá kĩ năng toàn diện với môn Hóa học.
Khoahoc Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức (Đề 4) 5,0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT……………….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn: HÓA HỌC – Lớp 11

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 11 ……..

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, O=16, Li=7, Na=23, Mg=24, Al=27, S = 32, Cl = 35,5, K= 39, Ca= 40, Fe = 56, Cu = 64, Ba = 137.

I. Trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm)

Câu 1: Một phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng khi

  1. phản ứng thuận xảy ra hoàn toàn.
  2. nồng độ các chất phản ứng bằng nồng độ các chất sản phẩm.
  3. phản ứng xảy ra hoàn toàn và dừng lại.
  4. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Câu 2: Cặp chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

  1. NaOH, H2CO3
  2. HCl, CH3COOH.
  3. Na2S, KNO3. D.
  4. NH4Cl, C2H5OH.

Câu 3: Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen?

  1. Tạo môi trường trơ, lạnh.
  2. Bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
  3. Tổng hợp ammonia.
  4. Sản xuất phân lân.

Câu 4: Ammonia tan nhiều trong nước là do

  1. phân tử có liên kết cộng hoá trị không cực.
  2. có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước.
  3. phân tử có liên kết ion.
  4. NH3 là một chất khí, mùi khai.

Câu 5: Thành phần chính của quặng pyrite là

A. FeS2. B. FeS. C. CaSO4. D. BaSO4.

Câu 6: Sulfur có tính chất nào dưới đây?

  1. Là chất khí ở điều kiện thường.
  2. Tan tốt trong alcohol.
  3. Nóng chảy ở 100oC.
  4. Có hai dạng thù hình.

Câu 7: Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị sulfuric acid đậm đặc đổ vào tay là

  1. rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước lạnh nhiều lần.
  2. trung hòa vết bỏng acid bằng NaHCO3.
  3. rửa sạch vết bỏng bằng dung dịch nước vôi trong loãng.
  4. đưa nhanh đến cơ sở y tế gần nhất.

Câu 8: Thạch cao khan CaSO4 có tên gọi là

  1. copper II sulfate.
  2. calcium sulfate.
  3. barium sulfate.
  4. magnesium sulfate.

Câu 9: Phát biểu về đặc điểm của hợp chất hữu cơ nào dưới đây là đúng?

  1. Thành phần nhất thiết phải có oxygen.
  2. Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết ion.
  3. Dễ cháy, kém bền nhiệt, dễ phân hủy.
  4. CO, CO2 là hợp chất hữu cơ đơn giản nhất.

Câu 10: Nhóm chức –CHO có trong hợp chất nào sau đây?

A. Alcohol. B. Carboxylic acid. C. Ester. D. Aldehyde.

Câu 11: Phương pháp tách các chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi ở áp suất nhất định gọi là

A. chưng cất.  B. chiết. C. kết tinh. D. sắc kí cột.

Câu 12: Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Tỉ khối hơi của X so với hydrogen bằng 44. Công thức phân tử của X là

A. C2H4O.  B. C5H12O. C. C 4 H8O2. D. C3H4O3.

Câu 13: Dãy nào sau đây gồm các chất đều thuộc dãy đồng đẳng của methane?

  1. C2H2, C3H4, C4H6.
  2. CH4, C2H2, C3H4.
  3. CH4, C2H6, C4H14.
  4. C2H6, C3H8, C5H12.

Câu 14: Số công thức cấu tạo có công thức phân tử C4H10

A. 3. B. 2 C. 5. D. 1

Câu 15: Công thức tổng quát của alkane là

  1. CnHn+2 (n ≥ 2). 
  2. CnH2n+2 (n ≥ 1).
  3. CnH2n (n ≥ 2). 
  4. CnH2n-2 ( n≥ 2).

Câu 16: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại trạng thái khí?

A. C4H10 B. C6H14. C. C7H16. D. C8H18.

Câu 17: Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng: N2(g) + 3H2(g) \overset{}{\rightleftharpoons}NH3(g) là

  1.  K_C=\frac{\lbrack NH_3brack}{\lbrack N_2brack\lbrack H_2brack}.
  2.  K_C=\frac{{\lbrack NH_3brack}^2}{\lbrack N_2brack{\lbrack H_2brack}^3}.
  3. K_C=\frac{\lbrack N_2brack{\lbrack H_2brack}^3}{{\lbrack NH_3brack}^2}.
  4. K_{C} =\frac{[N_{2}] }{[NH_{3} ].[H_{2}] } .

Câu 18: Cho phản ứng: CH3COOH + H2O \overset{}{\rightleftharpoons} CH3COO + H3O+. Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Brønsted-Lowry chất nào là acid?

A. CH3COOH. B. H2O. C. CH3COO. D. H3O+.

Câu 19: Hóa chất dùng để phân biệt hai dung dịch NH4Cl, KCl là

A. KCl. B. KNO3. C. NaOH. D. K2SO4.

Câu 20: Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm là

A. NO.  B. N2O. C. NH3. D. NO2.

Câu 21: Khí X không màu, có mùi xốc, có thể được dùng làm chất tẩy màu, diệt nấm mốc, tan trong nướcMtạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ. X là

  1. ammonia. 
  2. carbon dioxide.
  3. sulfur dioxide. 
  4. hidrogen sulfide.

Câu 22: Mưa acid tàn phá nhiều rừng cây, ăn mòn nhiều công trình kiến trúc bằng đá và kim loại. Khí nào trong số các khí dưới đây là tác nhân chính tạo ra mưa acid?

A. SO2. B. H2S. C. Cl2.  D. CO.

Câu 23: Khi cho Fe2O3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì sản phẩm thu được là

  1. Fe2(SO4)3, SO2 và H2O.
  2. Fe2(SO4)3 và H2O.
  3. FeSO4, SO2 và H2O. 
  4. FeSO4 và H2O

Câu 24: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  1. Quá trình làm muối ăn từ nước biển hay làm đường phèn từ nước mía là phương pháp kết tinh.
  2. Nấu rượu sau khi ủ men rượu từ nguyên liệu như tinh bột hay xenlulozơ là phương pháp chưng cất.
  3. Tách lấy tinh dầu từ hỗn hợp gồm tinh dầu sả nổi trên lớp nước là phương pháp chiết.
  4. Làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) là phương pháp kết tinh.

Câu 25: Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình dưới đây

Phân tử khối của X là

A. 31. B. 45. C. 46. D. 15.

Câu 26: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H9Cl là:

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 27: Cho 2-methylbutane tác dụng với Cl2 (ánh sáng, tỉ lệ số mol 1:1), số sản phẩm monochloro tối đa thu được là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 28. Hợp chất (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2 có tên gọi là

  1. 2,2,4-trimethylpentane. 
  2. 2,4,4-trimethylpentane.
  3. 2,2,3-trimethylbutane. D
  4. 2,2-dimethylbutane.

Phần 2: Tự luận (4 câu - 3,0 điểm)

Câu 29 (1,0 điểm): Viết phương trình hóa học cho các phản ứng sau, ghi đầy đủ điều kiện (nếu có):

  1. SO2 + NO2
  2. SO2 + H2S
  3. SO2 + Br2
  4. FeS2 + O2

Câu 30 (1,0 điểm): Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất X như sau: carbon là 52,17%; hydrogen là 13,04%; còn lại là oxygen. Biết phân tử khối của X là 46. Xác định công thức phân tử của hợp chất X.

Câu 31 (0,5 điểm): Dùng 300 tấn quặng pyrite (FeS2) có lẫn 20% tạp chất để sản xuất acid H2SO4 có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Tính khối lượng dung dịch acid H2SO4 98% thu được.

Câu 32 (0,5 điểm): Để xử lí sự cố tràn dầu trên biển, người ta thường làm như thế nào? Giải thích lí do sử dụng các kĩ thuật đó.

------------Hết------------

Đáp án nằm trong FILE TẢI VỀ mời các bạn tham khảo

 

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️