Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức (Đề 5)

Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức gồm 2 phần nội dung: Trắc nghiệm chiếm 70% và tự luyện chiếm 30% bám sát kiến thức nội dung chương trình kì 1, giúp bạn học đánh giá kĩ năng toàn diện với môn Hóa học.
Khoahoc Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức (Đề 5) 5,0

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT……………….

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn: HÓA HỌC – Lớp 11

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên học sinh: …………………………………………………… Lớp: 11 ……..

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, O=16, Li=7, Na=23, Mg=24, Al=27, S = 32, Cl = 35,5, K= 39, Ca= 40, Fe = 56, Cu = 64, Ba = 137.

I. Trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm)

Câu 1. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học?

A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Chất xúc tác. D. Áp suất.

Câu 2. Chất nào dưới đây là chất điện li mạnh?

A. CH3COOH. B. C2H5OH.  C. H2O. D. NaNO3.

Câu 3. Nitrogen không có tính chất nào dưới đây?

  1. Ở điều kiện thường là chất khí.
  2. Không màu, nhẹ hơn không khí.
  3. Khó hóa lỏng, không mùi.
  4. Tan nhiều trong nước.

Câu 4. Hợp chất NH4HCO3 có ứng dụng nào dưới đây?

  1. Tác nhân làm lạnh.
  2. Làm chất phụ gia thực phẩm.
  3. Sản xuất giấy.
  4. Bảo quản mẫu vật sinh học.

Câu 5. Công thức của thạch cao sống là

A. BaSO4 B. CaSO4.2H2O. C. MgSO4. D. CuSO4.5H2O.

Câu 6. Sulfur có tính chất nào dưới đây?

  1. Ở điều kiện thường là chất lỏng.
  2. Nóng chảy ở 113oC.
  3. Không màu, có mùi hắc.
  4. Dễ tan trong nước.

Câu 7. Trong y học, muối X thường được dùng làm chất cản quang trong xét nghiệm X-quang đường tiêu hóa. Công thức của X có thể là

A. BaSO4 B. Na2SO4. C. K2SO4. D. MgSO4.

Câu 8. Quá trình pha loãng dung dịch đậm đặc của acid nào sau đây toả rất nhiều nhiệt nên không được tự ý pha loãng?

A. HCl.  B. H2SO4. C. CH3COOH. D. HNO3.

Câu 9. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?

  1. CH3C6H4Cl và C6H5 
  2. CH3OH và CH3CH2OH.
  3. CH3OCH3và CH3 CH2OH. 
  4. C6H5OH và C2H5OH.

Câu 10. Hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo CH3-CH2-COOH. X chứa loại nhóm chức nào dưới đây?

A. Alcohol. B. Aldehyde.  C. Amine.  D. Carboxyl.

Câu 11. Hỗn hợp X gồm các chất: pentane (ts= 36,1oC), heptane (ts= 98,4oC), octane (ts=125,7oC) và nonane (ts= 150,8oC). Có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp nào dưới đây?

A. Kết tinh. B. Chưng cất.   C. Sắc kí. D. Chiết.

Câu 12. Công thức phân tử không cho biết thông tin nào dưới đây về phân tử hợp chất hữu cơ?

  1. Thành phần nguyên tố.
  2. Tỉ lệ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố.
  3. Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố.
  4. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử.

Câu 13. Chất nào dưới đây là đồng đẳng của CH2=CH2?

  1. CH3-CH2-CH3.
  2. CH2=CH-CH=CH2.
  3. CH2=CH-CH3
  4. CH3-C≡CH.

Câu 14. Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất

A. đồng phân.  B. đồng đẳng.  C. đồng vị.  D. đồng khối.

Câu 15. Alkane nào dưới đây có đồng phân mạch carbon?

A. Butane.  B. Propane. C. Methane. D. Ethane.

Câu 16. Thành phần chính của khí thiên nhiên là

A. N2. B. CO2. C. CH4. D. NH3.

Câu 17. Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng: H2(g) + I2(g) \overset{}{\underset{}{\rightleftharpoons}}2HI(g) là

  1. \mathrm {K_{C}}  = \frac{[\mathrm {I}_{2} ][\mathrm H_{2}]}{[\mathrm {HI}]^{2} } .
  2. \mathrm {K_{C}}  = \frac{[\mathrm {H}_{2} ][\mathrm I_{2}]}{[\mathrm H\mathrm {I}]} .
  3. \mathrm {K_{C}}  = \frac{[\mathrm H\mathrm I]^{2} }{[\mathrm {H}_{2} ][\mathrm I_{2}]} .
  4. \mathrm {K_{C}}  = \frac{[\mathrm {HI}] }{[\mathrm {H}_{2} ][\mathrm I_{2}]} .

Câu 18. Dung dịch nào dưới đây làm quỳ tím hóa đỏ?

A. NH4. B. KOH. C. Na2CO3 D. Na2SO4.

Câu 19. Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) 4NH3 + 5O2 \overset{xt,t^{o} }{\rightarrow}4NO + 6H2O.

(2) 2NH3 + 3Cl2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} N2 + 6HCl.

(3) NH3 + HNO3 → NH4NO3.

(4) 2NH3 + 3CuO \overset{t^{o} }{\rightarrow} 3Cu + N2 + 3H2O.

Số phản ứng trong đó NH3 thể hiện tính khử là

A. 1.  B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 20. Phản ứng nào dưới đây thể hiện tính oxi hóa của HNO3?

  1. KOH + HNO3 → KNO3 + H2
  2. CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2.
  3. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
  4. MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O.

Câu 21. Ở điều kiện thích hợp, sulfur dioxide đóng vai trò là chất khử khi tham gia phản ứng với chất nào dưới đây?

A. NO2.  B. H2S.  C. NaOH.  D. Ca(OH)2.

Câu 22. Oxide X là chất khí, mùi hắc, độc (gây ho, viêm đường hô hấp). Trong công nghiệp, X được dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ, sản xuất sulfuric acid. Công thức của X là

A. CO2. B. H2S.   C. SO2 D. P2O5.

Câu 23. Cho phản ứng hoá học sau:

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Vai trò của của SO2 trong phản ứng trên là

  1. chất khử. 
  2. acid. 
  3. base. 
  4. chất oxi hoá.

Câu 24. Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả trên, hãy cho biết người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ?

  1. Chiết, chưng cất và kết tinh. 
  2. Chiết và kết tinh.
  3. Chưng chất và kết tinh. 
  4. Chưng cất, kết tinh và sắc kí.

Câu 25. Công thức nào sau đây là công thức phân tử của acetic acid?

A. C3H8O.  B. C2H4O2. C. CH2O.  D. CxHyOz.

 Câu 26. Cho các phát biểu sau:

(a) Cấu tạo hóa học là trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

(b) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon luôn có hóa trị bốn.

(c) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon chỉ liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.

(d) Tính chất vật lí và tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

Số phát biểu đúng là

A. 1.  B. 2.  C. 3.  D. 4.

Câu 27. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  1. Trong phân tử alkane chỉ có liên kết đơn.
  2. Trong công nghiệp, các alkane được điều chế từ dầu mỏ và khí mỏ dầu.
  3. Chỉ các alkane là chất khí ở điều kiện thường được dùng làm nhiên liệu.
  4. Các alkane lỏng được dùng sản xuất xăng, dầu và làm dung môi.

Câu 28. Khi cho 2,2-dimethylbutane tác dụng với chlorine thu được tối đa bao nhiêu dẫn xuất monochloro?

A. 2.  B. 4. C. 3.  D. 5.

II. Tự luận (3 điểm)

Câu 29 (1,0 điểm): Viết các phương trình hóa học hoàn thành dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên tương ứng với một phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện nếu có):

Câu 30 (1,0 điểm): Một hợp chất hữu cơ X chứa 85,7% C, 14,3% H về khối lượng.

a) X là hydrocarbon hay dẫn xuất của hydrocarbon?

b) Xác định công thức đơn giản nhất của X.

c) Sử dụng phổ MS, xác định được phân tử khối của X là 56. Xác định công thức phân tử của hợp chất X.

Câu 31 (0,5 điểm): Cho 3m gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch X và khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn X thu được 19m gam muối khan. Xác định kim loại M.

Câu 32 (0,5 điểm): Khí thải của động cơ có thể chứa những chất nào gây ô nhiễm môi trường? Có những giải pháp nào để hạn chế ô nhiễm môi trường do khí thải của động cơ?

------------Hết------------

Chia sẻ nhận xét
Đánh giá tài liệu
Sắp xếp theo
Bạn vui lòng nhập nội dung đánh giá!
🖼️